Nhưng lối học trí-tri, cách-vật,
Cùng lẽ thường thiên-đạo, nhân-luân,
Thư-nhàn hoặc-giả những khi,
Xem đọc cũng là có ích.
Tin còn đó mà ngờ còn đó, nghiệp sách đèn mong khỏi thẹn cùng...
Việc ra sao thì chép ra sao, dấu văn-hiến họa còn xét thấy!
Tôi, Ngô-Sĩ-Liên, xem Trời, trông Thánh, tình kẻ dưới khôn xiết thiết-tha run-sợ rất mực, kính trang-hoàng thành bộ, phong đủ, kèm theo biểu dâng lên.
Niên hiệu Hồng Đức thứ mười, năm Kỷ Hợi, tiết Đông-Chí.
Hai câu này, tác giả dụng công đem chữ « lân » đối với chữ « mã » (con ngựa). Đó là một lối chơi chữ của các nhà làm văn biền-ngẫu. — Cả bài này viết theo lối Tứ-Lục. Các chế, chiếu của nhà-vua cùng các biểu của các quan từ đời Tống về sau thường hay dùng lối ấy. Sở-dĩ gọi là tứ-lục, vì trong một câu, đoạn trên thường 4 chữ, mà đoạn dưới thường sáu chữ. Nó là một trong các loại văn biền-ngẫu (hai vế đối chọi nhau).