Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/151

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
153
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

Tiến lại dâng sớ, xin cho những hiếu-liêm ở châu ta cử lên, được cùng với các bác-sĩ của mười hai châu, lấy nhân tài mà dự vào việc đối sách. Nhưng các quan coi việc, sợ người phương xa ngông-càn, chê bẻ Triều-đình Trung-quốc, không cho! Khi ấy người nước Việt ta là Lý-Cầm, làm túc-vệ ở điện-đài. Bèn rủ năm, sáu người làng là bọn Bốc-Long, giữa ngày Nguyên-Đán, là ngày muôn nước chầu, họp, phủ-phục trước sân điện mà kêu rằng: « Ơn vua không đều!.. » Các quan coi việc hỏi duyên cớ. Cầm nói: « Nam-Việt xa xôi hẻo lánh, không được trời cao che đến! đất giầy chở đến! Cho nên mưa ngọt không xuống! Gió mát không bay!... » Lời lẽ thiết-tha khổ-sở. Vua Hán hạ chiếu yên-ủi. Và cất của châu ta một người mậu tài làm Lệnh huyện Hạ-Dương; một người hiếu-liêm làm lệnh huyện Lục-Hợp. — Cầm là người Giao-Châu. Sau Lý-Cầm làm đến Tư-Lệ Hiệu-úy, Trương-Trọng làm đến Thái-thú Kim Thành. Thì ra nhân-tài đất Việt ta được cùng tuyển-cử với người Hán là nhờ Lý-Cầm, Lý-Tiến có cách để mở đường cho vậy.[1]Trọng người quận Nhật-Nam. Khi mới vào Lạc-Dương buổi đại-hội ngày Tết Nguyên-Đán, Minh-Đế nhà Tấn hỏi răng: « Quận Nhật Nam thì quay sang Bắc mới thấy mặt Trời sao? » Trọng thưa rằng: « Hiện nay có quận Vân-Trung


  1. Xét theo Lĩnh-Nam Di-thư thì: « Trương-Trọng người ở Hợp-Phố, chăm học, khéo nói, là kẻ sĩ có danh-vọng ở Lĩnh-Nam. Thứ-sử cất lên làm việc trong quận Nhật-Nam, đem sổ vào Lạc-​Dương dâng vua Hán. Minh-đế thấy người loắt-choắt, ngạc-nhiên hỏi: « Tên lại nhỏ kia ở quận nào? » Trọng lớn tiếng thưa rằng: « Tôi không phải tên lại nhỏ! Mà là viên lại coi sổ ở Nhật-Nam! Bệ-hạ muốn được người có tài, hay chỉ cốt cân xương đo thịt? » Nhà-vua cho câu đối-đáp khéo! Buổi đại-hội ngày Tết Cả, Nhà-vua hỏi: « Quận Nhật-Nam phải quay sang Bắc mới trông thấy mặt trời sao? » Trọng thưa: « Các quận có quận Vân-Trung (Trong Mây), quận Kim Thành (Thành Vàng), bất tất đều có thế thật! Ở Nhật-Nam, mặt Trời cũng mọc từ Đông! Chỉ có khí-hậu ấm-áp, ngửng trông thường thấy bóng mặt trời; quan, dân làm nhà ở, tùy ý theo hướng nào thì theo: Đông, Tây, Nam, Bắc, quay mặt, quay lưng không nhất định... Nhật-Nam, nghĩa là cõi ấm-áp ở miền Nam, thế thôi! Nhà vua càng quý-trọng, ban cho vàng lụa... » Cứ theo chuyện này, cùng truyện Từ-Trưng, người Lệ-Phố, ở về đời Hoàn-đế nhà Hán, ngày thường vẫn tự đọ mình với Trương-Trọng, thì Trương-Trọng rõ là người về đời Hán Minh-đế. Mà Lý-Tiến làm thứ-sử, còn ở sau Trương-Trọng đến hơn vài chục năm! Sử-cũ về chỗ này, lại chép: « ... Về sau Lý-Cầm..., Trương-Trọng... vân vân », chắc là nhận lầm Hán Minh đế ra Tấn Minh đế. Điều đó thực là sai-suyễn. Vậy nay cải chính. (K. Đ. V. S. cuốn II)