Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/135

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
137
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

muôn dậm! Trước kia Trung-Lang tướng Doãn-Tựu đi đánh dân Khương làm phản ở Ích-châu. Dân Ích-châu có câu vè rằng : « Giặc đến kể còn khá! Doãn đến, ta chết cả! » Sau Tựu bị triệu về, đem quân giao cho Châu-Phán[1] là Trương-Kiền. Kiền dùng ngay các quan, các tướng ở đấy, trong vài tuần, trừ diệt hết bọn giặc. Đó là cái chứng cớ: Phái tướng vô ích, mà các viên châu, quận có thể dùng được việc. Vậy nên: Lại kén những người có tài thao-lược, có dạ nhân-từ, có thể làm nổi tướng, soái, cho sang làm Thứ-sử, Thái-Thú.[2] Dời quan, dân Nhật-Nam về Bắc nương nhờ đất Giao-chỉ. Rồi mộ những dân mán-mọi cho chúng đánh lẫn nhau! Vận tải vàng lụa, tư cấp cho chúng. Có kẻ nào làm được lối phản gián để chiêu được quân giặc ra hàng, thì xé đất mà phong cho![3] Viên nguyên Thứ-sử Tinh-Châu là Chúc-Lương tính quả quyết. Trương-Kiền khi xưa ở Ích-châu có công phá giặc. Ay đều là những người có thể dùng được. »[4] Bốn phủ đều theo lời bàn của Cố. Liền cho Chúc-Lương làm Thái-Thú Cửu-chân; Trương-Kiền làm Thứ-sử Giao-châu. Kiền tới nơi, mở lòng thành yên ủi và dỗ dành. Chúng đều hàng phục. Lương-đi xe một đến Cửu-chân,[5] bảo cho biết oai và tín. Ra hàng có đến vài vạn người.[6]

Giáp-Thân, — năm đầu hiệu Kiến Khang


  1. Châu-Phán, K. Đ. V. S. cho là lầm, chép đổi là Thứ sử.
  2. H. H. T. chép thêm: « ... Cho sang cả Giao-Chỉ. Nay Nhật-Nam quân yếu hết thóc, giữ đã không đủ, đánh lại không được, nên nhất-thiết dời cả quan, dân sang Bắc, nương-nhờ ​Giao-Chỉ. Sau khi việc yên, lại cho về chốn cũ... »
  3. H. H. T. chép là: « Có kẻ nào phản-gián bắt được tay đầu sỏ, sẽ xé đất, phong hầu để thưởng cho »!
  4. H. H. T. thêm câu: « ... Nên cho ngay bọn Lương tiện đường sang nhận-chức ».
  5. H. H. T. chép: «... Lương tới Cửu-Chân đi xe một vào trong đám giặc: đặt phương-lược; đem oai tín mà phủ-dụ, Kẻ đầu hàng vài vạn người. Vì thế ngoài Ngũ-Lĩnh lại yên »
  6. Trương-Kiều, người Nam-Dương. Chúc-Lương người Lâm-Tương (Tràng-sa). (K. Đ. V. S.)