Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/121

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ĐỜI THUỘC VỀ TÂY HÁN

Tân-Vỵ, — năm đầu hiệu Nguyên-Phong bên Hán, (110 tr. T. L.) — Nước Việt ta đã thuộc về Hán, Hán lấy Thạch-Đái làm Thái-Thú chín quận.[1] — Phép đời Hán lấy châu coi quận. Trừ Châu-nhai, Đam-Nhĩ đều ở trong biển, còn bẩy quận thuộc Giao-châu Đái làm Thái-Thú cả châu. Dinh coi việc của Thái-Thú đời Tây-Hán ở Long-Uyên, tức là Long-Biên; đời Đông-Hán ở My-Linh, tức là Yên-Lãng.[2] Kịp khi Đại mất, Hán Chiêu-Đế cho Chu-Chương sang thay. Đến cuối đời Vương-Mãng, viên Mục Giao-châu là Đặng-Nhượng cùng các quận đóng bờ cõi tự giữ mình. Tướng Hán là Sầm-Bành vốn quen thân với Nhượng, viết thư cho Nhượng, bầy tỏ oai đức nhà Hán. Vì thế Nhượng đem Thái-Thú Giao-Chỉ là Tích-Quang cùng Thái-Thú các quận là bọn Đỗ-Mục, sai sứ dâng cống sang Hán. Hán đều phong làm


  1. « Xét ra phép đời Hán, châu thì đặt Thứ sử, quận thì đặt Thái Thú. Sử cũ chép: « Thạch-Đái làm Thái Thú chín quận, há có lẽ một người coi cả việc chín quận? Nay theo sử Ngô Thì Sĩ cải chính lại. (Chép là: « Hán lấy Thạch Đái làm Thứ-sử bộ Giao-Chỉ ») (K. Đ. V. S.)
  2. « Hán đặt bộ Giao-Chỉ, trị sở ở Liên-Thụ. Năm thứ 5 hiệu Nguyên-Phong, dời sang huyện Quảng Tín ở Thương-Ngô. Đến năm thứ 15 hiệu Kiến-An, dời sang huyện Phiên-Ngu. Đời Ngô lại dời sang Long-Biên mà đặt ra Quảng-Châu ở Phiên-Ngu. Coi đó thì Tây-Hán chưa từng đóng ở Long-Uyên; Đông Hán chưa từng đóng ở My-Linh. Sử cũ sợ có lầm. — Liên-Thụ, tên huyện, thuộc Giao Chỉ, nay xã Lũng-Khê, huyện Siêu-Loại, tỉnh Bắc Ninh, còn có nền thành cũ. Long-Uyên, tức Long Biên, tên huyện đời Hán, thuộc Giao-Chỉ, dinh quận đời Đông-Hán đóng ở đấy. Theo Thủy-kinh chú: « Năm thứ 13 đời Kiến-An nhà Hán, khi mới lập thành, có giao long (thuồng luồng) quấn quít ở hai bến Nam, Bắc trên sông, bèn đổi tên là Long Uyên ». Nhà Lý đóng đô ở đấy, đồi tên là Thăng-Long. Trần, Lê theo tên ấy. Nay là tỉnh thành Hà Nội. My-Linh, theo Dư-Địa chí của Nguyễn-Trãi, thì là Phúc-Thọ; theo Vân-đài loại-ngữ của Lê Quý Đôn thì là Phong-Châu; theo Đường Địa-lý-chí thì ở đất hai hạt Phúc-Lộc, Đường Lâm; theo Văn-Hiến thông-khảo thì Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương đầu là đất huyện My-Linh đời Hán. Lại theo Đường-Thư thì Phong Châu gồm 5 huyện là Gia Ninh, Thừa hóa, Tân Xương, Cao-Thượng, Lục-châu. Vậy thì My-linh tức là Phong châu.— Quảng tín, theo Phương-Dư kỷ yếu thì thuộc ​về Thương Ngô, tức Ngô-châu ngày nay. (K. Đ. V. S. cuốn II)