Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/111

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
113
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

của các tướng Hạ-Lại, Qua-thuyền cùng quân Dạ-Lang của Trì-Nghĩa-hầu chưa tới nơi mà nước Việt ta đã bị Lộ-Bác-Đức cùng Dương-Bộc dẹp yên rồi — Bấy giờ nước Việt ta sai ba Sứ-giả giắt ba trăm con trâu, đem một nghìn be rượu, cầm sổ hộ ba quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam đón đường xin hàng. Lộ-Bác-Đức bèn cho ba sứ-giả làm Thái-Thú ba quận, trị dân như cũ.[1] — Bèn lấy đất ấy chia làm Nam-Hải — quận cũ của Tần, nay là Quang-Đông của Minh, — Thương-Ngô — Đường gọi là Ích châu xưa là Âu Lạc, đất nước Nam ta, — Uất-Lâm, — quận Quế Lâm đời Tần, Hán Vũ-đế đổi ra tên này — Hợp-Phố – Tượng quận đời Tần, thuộc qnận của Liêm-Châu, — Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, — Tượng quận đời Tần, — Châu-Nhai, Đam-Nhĩ, — đều ở trong biển lớn,— gồm chín quận[2] Từ đó Hán mới đặt Thứ-sử, Thái-Thú.

Lê văn Hưu bàn rằng:

Lã-Gia can Ai-vương và Cù-hậu, bảo đừng cần làm Chư-hầu bên Hán; đừng bỏ các ải ngoài biên; có thể gọi là người biết trọng nước Việt... Nhưng can mà không nghe, thì nghĩa nên đem hết các quan đến Triều-đình, bầy tỏ trước mặt những lẽ lợi, hại về chuyện vua Hán hay vua Việt... Ngõ-


  1. Xét ra: Khi trước Triệu diệt Thục, sai hai quan Sứ coi hai quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân. Vậy mà đây sử cũ lại chép « ...Ba viên Sứ-giả v. v. » coi thực có vẻ trái-ngược! Tra-trong Thủy-Kinh-chú của Lý-Đạo-Nguyên, có chép: « Năm thứ sáu hiệu Nguyên Đỉnh đời Hán Vũ-đế, đặt hai chức Đô-Úy, đóng ở thành Giao-Châu. Sách chép rằng: Triệu-vương sai hai viên sứ chủ-trương dân hai quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân. Sau Hán sai Lộ-Bác-Đức đánh Việt-vương. Lộ Tướng-quân đến Hợp-phố. Việt-vương sai hai sứ-giả đem trăm con trâu, nghìn be rượu, ​cùng sổ hộ dân hai quận để xin hàng. Lộ bèn cho hai Sứ-giả làm Thái-thú hai quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, làm chủ các Lạc-tướng cùng coi dân như cũ ». Vậy nay cải-chính » (K. Đ. V. S.)
  2. « Mỗi quận đều đặt một viên Thái-Thú để cai trị gồm lại là bộ Giao-Chỉ. Tên Giao-Chỉ bắt đầu từ đấy. — Ngô-Thì-Sĩ bàn rằng: « Từ vua Hán-Vũ diệt họ Triệu, lấy đất của họ ấy chia làm chín quận. Châu-Nhai, Đam-Nhĩ ở trong biển, hợp với Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, cùng Nam-Hải, Uất-Lâm, Thương-Ngô, Hợp-Phố, đều thuộc về bộ Giao-Chỉ, chưa hề có phân biệt. Đến đời Ngô mới chia Giao-Châu đặt ra Quảng-Châu. Đường mới đặt phủ An-nam-đô-hộ đóng ở Giao-Chỉ mà ba quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam mới gọi riêng là An-Nam. Chín quận đời Hán đều thuộc về Nam-Việt. Triệu-Đà chuyên-chế đất ấy. Duy ba quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam thì dùng ba viên Điển-sứ trông coi. (Nhật-Nam Hán mới tách đặt, câu này lầm). Triệu bị Hán diệt, ba Điển-sứ đem sổ hộ ra đầu hàng. Hán bèn đặt các viên Thú, Úy, mà gọi tóm đất Nam-Việt là Giao-Chỉ. Trong chín quận ấy thì ba quận thuộc Giao-Châu, sáu quận thuộc Quảng-Châu »!

    — Lời phê của vua Tự-Đức: « Xem suốt trước, sau thì đất nước Việt ta đã mất vào Trung-Quốc ​hồ quá nửa! Tiếc thay các bậc vua minh, tôi giỏi các triều, cũng có nhiều bậc là hạng không mấy đời có, mà vẫn không sao thu được tấc đất, tnật là việc rất ân-hận! Chứ chẳng những ngày nay lấy lại bờ-cõi là khó. Thương ôi! » — Tiền Hán địa-lý chí: « Quận Nam-Hải gồm sáu huyện: Phiên-Ngu, Bác-La, Trung-Túc, Long-Xuyên, Tứ-hội, Yết-Dương. Quận- Thương-Ngô gồm mười huyện: Quảng-Tín, Tạ-Mộc, Cao-Yến, Phong-Dương, Lâm-Hạ, Đoan-Khê, Phùng-Thặng, Phú-Xuyên, Lệ-phố, Mãnh-Lăng. Quận Uất-Lâm gồm mười hai huyện: Bố-Sơn, An-Quảng, A-Lâm, Quảng-Uất, Trung-Lưu, Quế-Lâm, Đàm-Trung, Lâm-Trần, Định-Chu, Tăng-Thực, Lĩnh-Phương, Ung-Kê. Quận Hợp-Phố gồm năm huyện: Từ-Văn, Cao-Lương, Hợp-phố, Lâm-Doãn, Chu-Lô. Quận Giao-Chỉ gồm mười huyện: Liên-Thụ, An-Định, Cẩu-Lậu, My-linh, Khúc-Dương, Bắc-Đới, Kê-Từ, Tây-Vu, Long-Biên, Chu-Diên. Quận Cửu-Chân gồm bẩy huyện: Tư-phố, Cực-Phong, Đô-bàng, Dư-Phát, Hàm-Hoan, Vô-Thiết, Vô-Biên- Quận Nhật-Nam gồm năm huyện: Chu-Ngô, Ty-Cảnh, Lư-Dong, Tây-Quyển, Tượng-Lâm. Thương. Ngô, đời Tần thuộc Quế-Lâm, nay là Ngô-Châu. Uất-Lâm đời Tần thuộc Quế-Lâm, nay về đất Quảng-Tây. Nhật-Nam xưa là bộ Việt-Thường; Tần, là đất Tượng-quận; Triệu, thuộc về Cửu-Chân; đến Hán mới đặt tách ra. Ngô, Tấn, Tống ​đều nhân theo. Sau bị Lâm-Ap chiếm mất. Tùy đánh Lâm-Ấp, đặt là Đãng-Châu, rồi đổi ra quận Tỵ Cảnh. Về sau mất về Chiêm Thành. Nay là đất Quảng Bình, Quảng-Trị. Nhan-Sư Cổ nói: « Nhật-Nam nghĩa là ở phía Nam mặt Trời. Tức là nghĩa « mở cửa Bắc để trông ra mặt Trời! » — Châu-Nhai, đến Đường đổi là Nhai-Châu, nay thuộc phủ Quỳnh Châu. Đam nhĩ, Đường đổi là Đam-châu, nay cũng thuộc phủ Quỳnh-châu » (Hải Nam). (K. Đ. V. S.)