Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 65 —

Trần-Quán nhờ đưa đi qua địa-phận, Trần-Quán Vâng lời về đem một tên học trò là Trang bảo nó đưa đường. Khi tên Trang đưa chúa đến làng Hạ-Lôi thì dở mặt bắt chúa để đem nộp. Trần-Quán nghe tin vội vàng vào hầu chúa khóc lóc thảm thiết, tự trách mình dùng nhầm người để đến nỗi hại chúa, rồi ra mắng tên Trang rằng: « Đạo-vua, đạo thầy, là nghĩa lớn, nay sao mày lại nhẫn tâm thế, giời nào chứng cho mày? » Tên Trang nói: » Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa chẳng bằng yêu thân, nay chúa ở trong tay tôi, phỏng tôi tha đi mà giặc biết, thì ai đền mạng cho tôi, xin thầy chớ trách móc tôi nữa! » Nói song sai thủ hạ giải chúa đi, Trần-Quán ngửa mặt lên giời kêu rằng: « giời ơi hỡi giời, làm bầy tôi mà giết vua, giời có biết cho không? » chúa trông thấy cũng rơi lụy. Khi đi đường, chúa cấu dốn tự tử chết, Trang đem sác nộp Tây-Sơn được phong làm Tráng-Vũ-Hầu. Trần-Quán về nhà trọ bảo chủ trọ mua cho một cỗ áo quan và 10 tấm vải trắng, sai đào một cái huyệt ở sau vườn, đội mũ mặc áo rồi nằm vào trong áo quan, bảo đậy nắp lấp đất lại. Chủ trọ không đang tâm, ông bảo rằng: « Ta là bầy tôi, vì sự nhầm lỗi mà mang tiếng là hại vua, thì còn sống làm gì nữa, vậy ta phải chết cho thiên hạ biết lòng ta. Ta nay bốn mươi tuổi, trong lúc sống chỉ được có ba năm là phải đạo làm người Nay đạo hiếu ba năm cũng đã song, nhưng bụng trung mười phần còn chưa hết, nay ta chết không còn hối hận gì nữa! » Nói song sai đậy nắp lại. Chủ trọ khóc lậy trước áo quan, rồi mới đậy và lấp đất. xem truyện này đủ biết các cụ ngày xưa hơi phạm lỗi một điều gì, là biết tự sử ngay, không như ngày nay nhiều người tội ác đầy-dẫy mà hễ ai nói đến là đem lòng thù oán ngay, sao không biết tự xỉ!

74. — TRUNG NGÔN NGHỊCH NHĨ

Cống-Chỉnh là một tay dan hùng đời Lê, trước sau không một, chỉ biết lợi mình. Khi bỏ ngoài Bắc vào theo Tây-Sơn, rồi dắt quân Tây-Sơn ra Bắc sâm lấn, làm lắm điều tàn bạo. Chỉnh có một người bạn thân tên là Thế-Long. Một hôm hai người ngồi nói truyện việc nước, Chỉnh có ý