Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 43 —

đổi tên là Đào-Chu-Công, cùng với các con nuôi súc-vật và cầy ruộng, dồng cây, không bao lâu lại lên một bậc triệu-phú, sau tuổi già chết ở đất Đào. Tay không làm nên ba lần, vạn cổ xưa nay hiếm có.

54. — CHÍ KHÍ CÔ HÀNG CƠM

Trước khi vua Lê-Lợi đánh quân Minh, ở Hà-Nam có cô con gái, tình tính hào hiệp, thấy dân bị quân Tầu áp-chế khổ-sở, thường than rằng: « Ta nghe sắp có minh-chúa ra đời. khởi nghĩa tại Lam-Sơn, dận vì mình đào thơ liễu yếu, quần vận yếm mang, không được hóa làm nam-nhi mà cầm gươm giết giặc, lận suối chèo non, ra phò minh-chúa, uổng kiếp làm người. Nhưng tuy vậy, ta cũng nên gánh vác một phần, chẳng được cầm gươm giết giặc, ta cũng nghĩ mưu chi mà trừ bớt đống hôi tanh! » Rồi cô mở một ngôi hàng cơm bên bờ sông mà bán. Thường các quân Tầu vào hàng uống rượu, cô đều bỏ thuốc mê, đến đêm đem các cậu lính Tầu ra sông cắt cổ quăng xuống, như vậy có tới mấy năm, các quan Tầu vẫn dình bắt, sực khi đó vua Lê từ núi Lam ra, quân Tầu tan-tác, cô mới thôi làm nghề hàng cơm, về chùa tu không lấy chồng.

55. — NGHĨA-SĨ CHẾT OAN

Kiều-Công-Tiễn diết Dương-Đình-Nghệ, chiếm thành Đại-La, mưu mô với người Tầu, cõng rắn cắn gà nhà. Ông Ngô-Quyền đem binh từ Châu Ái ra vây thành Đại-La. Tướng của Tiễn là Lưu-Định ra đánh, chẳng may chúng kế Ngô, bị bắt. Khi dẫn đến trước mặt Ngô-Quyền, Định lườm lườm không chịu quỳ. Quyền nói: « Đến nước này mà mi chưa biết ăn-năn sao? Dương-Công trước vì dân an-nam, đánh đuổi Lý-Tấn với Lý-Khắc-Chánh về Tầu, cứu dân khỏi tai ương đồ thán. Thế mà Tiễn dám tham danh mê lợi,