Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 41 —

tiếng trung thần, miễn là Bệ-Hạ còn, thì dân nước Nam mới thoát vòng đồ-thán, nay cùng ngồi chịu khốn-quẫn với nhau, chẳng là vô-ích dư! »

Vua Lê khóc, ngửa mặt lên giời mà thề rằng: « Nay tôi gập lúc cùng đồ, Lê-Lai tình-nguyện đổi áo thay chết cho vua, ấy là vì lòng trung của Lê-Lai và sử biến, chẳng phải tôi có lòng hại bày tôi. Sau này tôi nên nghiệp cả, nếu không nghĩ đến công, thì xin cung-điện hóa thành núi rừng, ấn báu hóa đồng, gươm thần hóa sắt, xin giời đất chứng-minh! » nói xong đổi áo bào cho Lê-Lai mà chốn. Lai lĩnh quân ra trận, chỉ-huy các tướng, người Tầu tưởng vua Lê-Lợi, bèn bổ vây mấy mươi vòng thêm, bắt được Lê-Lai diết chết, rồi lui quân về Tây-Đô. Thế là vua Lê thoát nạn.

Vậy thì Lê-Lai chẳng phải là Kỷ-Tín nước ta sao?

52. — TẠI HỌC CÒN DỐT

Tô-Tần bầy kế cho Tần-Huệ-Vương, nói cách lợi hại, xin vua Tần nên dấy binh đánh các Chư-Hầu. Vua Tần có ý không nghe, nói rằng binh chưa luyện, dân chưa thuần, nên hãi hoãn tới ngày khác. Tô-Tần nói: « Xưa vua Thần Nông đánh Bổ-Toại, vua Hoàng-Đế đánh Si-Vưu, vua Nghiêu đánh Hoan-Đẩu, vua Thuấn đánh Tam Miêu, vua đánh Cung-Công, vua Thang đánh nhà Hạ, vua Văn đánh nước Sùng, vua đánh chúa Trụ, ấy cũng chỉ dùng đánh mới làm bá thiên-hạ. Các đời Ngũ-Đế, Tam-Vương, ngũ-Bá, khi xưa đều phải dùng sự đánh mới được lợi, ngồi yên mà rộng được đất. Nay nhà vua muốn gồm thâu thiên-hạ, mà lại quên những truyện đó, chỉ tin về lời biện, đắm về văn-từ, như thế thì gồm thiên hạ sao được? » Tô-Tần dâng thơ lên vua đến mười lần như vậy mà vua vẫn không nghe. Tô-Tần bàn không đắt, ở lâu áo cừu rách cả, vàng tiêu hết, phải bỏ Tần về