Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 21 —

29. — HÀN-TÍN NHẬP BAO-TRUNG

Hàn-Tín là một người văn võ kiêm toàn, trí-cả tài to. Khi hàn vi chưa gặp vận còn phải bị thằng đồ-tể ngoài chợ làm nhục bắt luồn chôn, khi đói rét còn phải xin bát cơm bà Siếu-mẫu, khi theo Hạng-Võ thì làm một tên quân cầm kích. Ôi! Anh hùng mai một, ai kẻ biết dùng! Khi đó Hán-Cao-Tổ còn núp ở Bao-Trung, định chờ Trương-Lương đi khắp thiên-hạ tìm lấy một người phá Sở Đại-nguyên-Soái để đánh Hạng-Võ. Trương-Lương tìm được Hàn-Tín biết là người có thể đương nổi chức ấy, mới lập kế bán gươm mà dáp được Hàn-Tín, nói cho bội Sở quy Hán, và dao bức dác-thư làm tin, để khi vào Bao-Trung thì cứ đưa cái thơ đó ra, sẽ được trọng-dụng ngay. Đường vào Bao-Trung núi non chồng chất hiểm-chở, Hàn-Tín một người một ngựa, lận suối chèo non, chốn Sở vào Bao-Trung, phần sợ quân đuổi theo bắt về, phần không thuộc đường, phần thì núi non hiểm-chở, dữa rừng hỏi thăm đường phải gạt nước mắt diết tiều-phu, dan nan siết kể, vào được đến nơi, thấy phong cảnh Hớn-Trung thực là Nghiêu thiên Thuấn nhật, y quan văn vật, phong cảnh đua tươi, lân-la tìm đến quán Chiêu-Hiền, ngoài quán có cheo bản văn hiểu-dụ dân rằng:

1. — Hiểu binh-Pháp, thông thao-lược, dùng làm nguyên-Soái.
2. — Sức khỏe muôn người khôn địch, dùng làm Tiên-Phong.
3. — Võ nghệ siêu-quần, sai đâu được đấy, dùng làm Táng-Kị.
4. — Biết thiên-văn, thời vận, dùng làm Táng-Hoạch.
5. — Biết địa-lý, kiểu-thế, dùng làm Hướng-Đạo.
6. — Công bình, chính-chực, dùng làm ký-lục.
7. — Biết cơ liệu, quyền-biến, cho dự vào quân-tình.
8. — Có tài ăn nói, biện bác, dùng làm thuyết-khách.
9. — Tính-toán dỏi, dùng làm thư-ký.
10. — Chữ nghĩa nhiều, vấn đáp được, dùng làm bác-sĩ.
11. — Làm thuốc hay, dùng làm quốc-thủ.
12. — Nhanh-nhẹn, thám-thính dỏi, dùng làm Tế-Tác.
13. — Biết chưởng-quản lương tiền, dùng làm Cấp-Quân-Quỹ