Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 19 —

Nguyễn-Công-Hãng sang sứ, thì ông Hãng sin chúa cứ bãi phăng cái lệ nộp người vàng, và mấy chum nước diếng thì ông lấy nước suối cho vào đem sang Tầu cống. Khi đó bên Tầu nhà Thanh đã đánh đổ nhà Minh rồi. Sang đến nơi, vua Thanh hỏi ông Hãng người vàng đâu? Ông đáp: « Liễu-Thăng là tướng nhà Minh, bây giờ là nhà Thanh thống-thuộc muôn nước, nay cứ khư khư theo thói đòi hối lộ như người Minh trước, thì kích-khuyến sao được người sau? Vua Thanh sai lấy nước diếng dửa thử hạt chai không thấy sáng, hỏi ông, ông đáp: « Bởi đi lâu ngày, nên nước biến mùi như vậy ». Vì ông cãi lẽ thế, nên từ đó hai cái lệ cống đó mới bãi đi được.

27 — LÊ TUẤN-MẬU

Ông Mậu làm quan Thượng-Thư chiều Lê. Khi còn nhỏ ông rất chăm học, ăn rất khỏe, mỗi ngày ăn hết năm đấu gạo, học suốt năm canh. Ông vào hầu vua thường thấy Mạc-Đăng-Dung, chỉ xuất thân là anh đánh vật mà được vua yêu dùng, cho làm quan to, Ông tâu với vua Lê rằng: « Đăng-Dung xuất thân hèn-hạ mà được cầm quyền lớn, tôi coi nó có tướng làm phản, xin bệ-hạ nên dữ mình, chớ cho ở gần » Rồi ông nhiếc Đăng-Dung rằng: « ngươi chớ có cậy là vật khỏe, đây ta không thèm đó thôi. » Đăng-Dung tức lắm, xin vua cho phép vật. Ông hăng-hái xin vâng ngay, búi tóc độn kim, cổi áo vào vật, chỉ một keo là Đăng-Dung ngã-quay xuống đất, ông chẹn ngay vào cổ họng, nói to lên rằng: « Giết được thằng giặc này, tuyệt được cái lo về sau, là ở keo vật này đây. » Vua thấy Đăng-Dung nguy, vội xuống ngai bắt ông phải buông ra. Ông tức mình cáo quan về nhà. Sau quả-nhiên Mạc-Đăng-Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua, cho mời ông ra làm quan, để thu-phục nhân tâm; ông dả vờ làm ra tật thông