Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 18 —

24. — BÁ NHA, TỬ KỲ.

Chung-Tử-Kỳ ở đời xuân-thu, sành nghề đàn, một hôm Bá-nha gảy đàn bụng nghĩ trên núi, thì Tử-Kỳ khen: « Đàn nghe chót vót như núi cao ». Bá-Nha lại nghĩ dưới sông, Kỳ lại khen rằng: « Đàn nghe cuồn-cuộn như nước chảy ». Đến khi Tử-Kỳ chết, Bá-Nha đập Đàn, dứt dây, từ đó thề không đàn nữa, mà bảo rằng: « Trong thiên-hạ không còn có ai là kẻ chi-âm mà nghe được đàn ta nữa ». Ôi! Bá-nha mất Tử-Kỳ, thế-giới thực là một nơi sa-mạc.

25. VIỆT THƯỜNG

Đời Hùng-Vương nước ta, Việt-Thường đem đồ cống sang nhà Chu bên Tầu. ông Chu-Công hỏi Sứ-dả rằng: « Người Giao-Chỉ ngươi, tại sao lại để tóc vắn, vẽ mình, đầu trần, chân không, răng đen? » Sứ đáp: « Để tóc vắn cho tiện vào rừng, vẽ mình để tránh thuồng-luồng, chân không cho tiện chèo cây, đầu trần cho đỡ nực, nhai dầu để cho ô-uế nên răng đen. » Vậy ta ngày nay để tóc văn ấy là tồn cổ chớ không phải là văn minh, và xưa chính người mình mặc quần áo vắn, chẽn, chớ không lụng-thụng như bây giờ, chít khăn mặt áo lòa-xòa như vậy, là bắt chước người Tầu, lâu thành tục quen.

26. — NỢ LIỄU THĂNG.

Nguyên trước vua Lê-Thái-Tổ nước ta, đánh nhà Minh, đuổi quân Tầu, có chém chết Đại-Tướng Minh là Liễu-Thăng. Khi dảng hòa, nộp cống, người Minh vẫn bắt đúc người vàng sang nộp, chải đến nhà Mạc, nhà Lê-Trung-Hưng, chiều nào cũng vẫn phải giữ lệ đó, lại còn bắt đem cống cả mấy chum nước giếng Cổ-Loa để rửa hạt châu. Sau đến lượt chúa Trịnh sai quan Thượng-Thư