Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

bảo rằng: « Đi sông không sợ dảo long, là cái dũng của kẻ chài, đi rừng không sợ cọp, là cái dũng của kẻ săn, gươm kề cổ mà không sợ, là cái dũng của kẻ sĩ, gập hoạn nạn to mà không sợ là cái dũng của thánh-nhân. Ngươi phải biết cùng thông là thời mệnh. Mệnh ta là ở giời, ngươi chớ sợ » Quả nhiên tướng Khương vào xin lỗi ngài, nói là vây nhầm, tưởng ngài là Dương-Hổ, bèn dút quân lui.

19. — TỐT DANH HƠN LÀNH ÁO.

Ông Nguyễn-Hiến, người nước Lỗ, học rộng tài cao, nhà nghèo mà vẫn vui-vẻ. Một hôm ông Tử Cống đến chơi, ăn-mặc lịch-sự, vào nhà không lọt cửa, vì cửa hẹp quá, ông Hiến ăn mặc dách dưới ra đón bạn. Thấy vậy, ông Tử-Cống than rằng: « Ối chao ôi! Tiên-sinh sao khốn vậy? » Ông Hiến đáp: « Tôi nghe, không có của chỉ gọi là nghèo, học mà làm không được việc mới là khốn. Nay tôi là nghèo, chớ không phải là khốn. Nếu theo thói đời a-dua mà chơi với nhau, đi học thì vị người, dậy người thì vị mình, nhân nghĩa chẳng thấy đâu, chỉ thấy xe-ngựa tốt, quần áo đẹp, thì tôi không nỡ làm như vậy. Tôi nay chỉ lấy sự thanh-nhàn làm vui-thú, dẫu vua đến cũng không bắt nổi làm bày tôi, các công hầu đến cũng không bắt nổi làm bạn được, sao bác lại bảo là khốn. » Ông Tử-Cống tự thẹn mà ra về.

20. — VÒNG DANH LỢI

Vua Nghiêu nghe tiếng Hứa-Do là người hiền-đức, muốn truyền ngôi cho, mới đòi đến phán rằng: « Trẫm nghe nhà ngươi có đức lớn, muốn chuyền ngôi cho ngươi, ngươi nên nối ngôi trẫm mà trị thiên-hạ »; Hứa-Do nghe nói tức cười, chạy một mạch xuống suối dửa tai mãi. Khi ấy Sào-Phủ muốn đánh châu xuống suối cho uống nước, thấy Hứa-Do dửa tai mãi, mới hỏi vì cớ sao? Hứa-Do cười ngặt-