bỡi vậy khi cha nó gần chết, có trối để phần hương hỏa cho nó, vốn chẳng phải là tự nó giành ăn với cháu, các lời.
Hỏi ra chứng nhơn, Võ-văn-Hội, niên canh 45 tuổi, là thôn trưởng làng Phú-mỷ-tây; Nguyễn-văn-Hữu, niên canh 46 tuổi, là hương thân, Nguyễn-văn-Y, niên canh 44 tuổi, là hương hào, đều là dịch mục làng Phú-mỷ-tây, khai rằng năm tân-tị, ngày tháng 2, danh Hưởng là chủ ruộng trong làm, làm tờ tương phân, có mời làng chúng tôi làm chứng, chia một sở thảo điền 50 mẩu làm hai phần, một phần 30 mẩu chia cho hai con, là danh Tình, danh Hậu, mỗi người 15 mẩu; phần danh Tình đã chết rồi, thì giao cho con trai là danh Cao lảnh làm của riêng. Còn 20 mẩu thì để làm phần dưỡng lảo, danh Hưởng sống thì ăn, chết thì để lo cấp táng cùng làm hương hỏa cho danh Hưởng, đến khi danh Hưởng chết, sự thể làm sao, làng chúng tôi ở xa, không rõ, các lời.
Hỏi ra Lê--văn--Chất, là cai tổng Dương--hòa--hạ, niên canh 50 tuổi, quán ở làng Phước-thạnh; Phạm-đăng-Dạo, là phó tổng, niên canh 48 tuổi, quán ở làng Đức-hưng, đều trình rằng: hồi danh Hưỡng còn sống làm tương phân sở ruộng Phú-mỷ-tây có mời chúng nó làm chứng. Lời khai cũng y như lời làng Phú-mỷ-tây, các lời.
Hỏi ra thân tộc, là Lê-hữu-Hưng, niên canh 62 tuổi, quán ở tổng An-thủy, làng Bình-thung, khai rằng: năm tân-tị tháng hai, không nhớ ngày, danh Hưởng làm tờ tương phân ruộng cho hai con, là danh Tình, danh Hậu, có nó dự việc. Phần danh Tình, là trưởng nam, chết sớm, thì về con là danh Cao, lảnh.
Đến khi danh Hưỡng chết, cũng có nó tới, thấy danh Hậu, danh Cao, cả chú cháu đều lo việc cấp táng. Mỗi khi kị lạp cho danh Hưởng, danh Hậu cũng có mời thân tộc. Còn sự danh Cao đi ở làng Thanh-ba, bên huyện Phước-lộc mà nuôi