Một bữa trong bọn lâu la có đứa hỏi Đạo-chích rằng: Đạo diệc hữu đạo hồ, nghĩa là việc trộm cướp cũng có đạo lý gì chăng?
Đạo-chích nói lại rằng: Hà thích nhi vô hữu đạo, nghĩa là sao lại không có đạo lý. Kìa của người ta giấu trong nhà mà mình biết, sao chẳng phải là trí; dám vào trước hết sao chẳng phải là dõng; thủ thế ra sau, sao chẳng phải là nghĩa; chia tang đồng đều, sao chẳng phải là nhơn. Chẳng có bốn ấy, thì chẳng mấy thuở làm nên trộm cướp lớn.
73. — quân tử khả khi dĩ kỳ phương (Nghĩa là có thể mà dổi người quân tử được
Thầy Tử-sản là người nước Trịnh, cũng là môn đệ Đức-phu-tử.
Ngày kia thầy Tử-sản, phát tiền cho đầu bếp đi chợ. Tên đầu bếp đem tiền ra chợ, gặp chúng bạn, rủ đánh lú thua hết.[1] Trở về tay không thì sợ thầy quở, nó bèn kiếm chước nói dối thầy mà rằng: bữa nay tôi ra chợ, tôi thấy họ bán một con cá lớn đại, mập núc, và tròn quay; tôi hỏi giá, họ nói có một quan tiền, chớ mọi lần họ bán cho tới hai ba quan. Tôi nghĩ không mấy khi gặp cá ngon bán rẻ, dốc lòng tìm miếng ngon cho thầy, tôi bèn mua trụm cả quan tiền. Tôi lấy dây xỏ mang con cá mà xách về, gần tới nữa đàng, chẳng dè nó cứng đơ không cục cựa, tôi nhớ sực lời người ta nói: Cá lên khỏi nước cá khô. May vừa đi ngang qua hồ, tôi lật
- ▲ Chánh chuyện trong sách nói là cá người ta cho thầy Tử-sản, tên đầu bếp làm thịt mà ăn tươi, rồi kiếm đều nói dối.