đặng mười ngàn chăng? Huình sanh nói chạy không đặng. Thầy chùa biểu chịu lấy nữa, còn nữa để thầy giúp, hẹn ba ngày phải cho có. Huình-sanh chịu, về cầm đồ đạc, chạy hết sức mới được phân nữa ấy. Cách ba bữa thầy chùa đem đủ năm ngàn giao cho Huình-sanh. Thuở ấy, bên nhà Huình-sanh có một cái giếng sâu múc hoài nước không cạn, người ta nói giếng ấy thông với sông biển vân vân. Thầy chùa biểu Huình-sanh bó tiền để một bên giếng, dặn rằng: chừng nào thầy ra chùa, hãy xô xuống giếng, đợi chừng sôi nồi cơm, thấy có một đồng tiền nổi lên, thì phải lạy đồng tiền rồi sẽ đi. Huình-sanh không hiểu là chước gì, nghĩ lại nghiệm không cũng chưa chắc, mà mười ngàn trước mắt bỏ đi cũng uổng, mới lấy có một ngàn mà bỏ xuống giếng, còn chín ngàn thì giấu đi. Giây phút nước nổi bọt lên to, rả ra nghe như tiếng đồng, liền có đồng tiền nổi lên trên mặt nước, lớn bằng cái bánh xe. Huình-sanh thất kinh lật đật lạy, rồi lại lấy bốn ngàn nữa mà bỏ xuống, nghe tiếng rổn rảng; té ra mắc đồng tiền lớn nằm cản ngang, tiền nọ không xuống nước. Trời gần tối thầy chùa tới quở, trách sao không bỏ hết. Huình-sanh dối rằng đã bỏ sạch. Thầy chùa nói rằng: sứ âm phủ đem có một ngàn đi, còn nói dối làm sao. Huình-sanh tức mình phải thú thiệt, thầy chùa than rằng: đại để những người bỏn sẻn thì chẳng có chí khí lớn, ấy là mạng số nhà ngươi, làm tới bậc Minh-kinh mà hết, bằng không thì đã hiễn vang rồi. Huình-sanh tiếc lắm, này nĩ thầy chùa làm phép một lần nữa. Thầy chùa không chịu hẵn mà đi. Huình-sanh coi dưới giếng thấy tiền còn nổi, lập thế dòng dây vớt lên, đồng tiền lớn bèn chìm đi mất. Năm ấy Huình-sanh đậu phó bảng rồi thì kế chết, y như lời thầy chùa nói.
Trang:Chuyen giai buon 1.pdf/68
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 66 —