Trang:Au hoc khai mong 1892.pdf/29

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 27 —

[1]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36[2]

Ham1 học,2 gần3 nơi4 trí5; ra sức6 làm7 gần8 nơi9 nhơn;10 biết11 hổ,12 gần13 nơi14 dỏng.15
Biết1 ba3 đều4 nầy,2 thời5 biết6 đều7 lấy8 sửa9 mình10; biết11 đều12 lấy13 sửa14 mình,15 thời16 biết17 đều18 lấy19 trị20 người21; biết22 đều23 lấy24 trị25 người,26 thời27 biết28 đều29 lấy30 trị31 thiên32 hạ33 nhà35 nước34 vậy36.

Một kẻ nhơn ưa người được, ghét người được. — Ta chưa thấy kẻ ưa nhơn (cùng) kẻ ghét bất nhơn. — Có hay một ngày dùng thửa sức nơi nhơn vậy sao, ta chưa thấy kẻ sức chẳng đủ. — Nhơn xa vậy sao? Ta muốn nhơn, nhơn ấy đến vậy. — Kẻ nhơn ắt có dõng, kẻ dõng ắt có nhơn. — Người quân tử mà chẳng nhơn ấy có vậy vay, chưa có đứa tiểu nhơn mà có nhơn ấy vậy. — Ba đời (ấy) được thiên hạ, bỡi có nhơn, (ba đời) ấy mất thiên hạ, bỡi bất nhơn. — Kẻ chẳng nhơn mà được nước, có đó vậy; bất nhơn mà được thiên hạ, chưa có đó vậy. — Làm giàu (thì) bất nhơn, làm nhơn (thì) chẳng giàu vậy. — Giàu mà khá cầu vậy, dầu (làm) đứa cầm roi, ta cũng làm đó; bằng chẳng khá cầu, (thì cứ) chỗ ta ưa. — Người lành, ta chẳng được mà thấy đó vậy. — Người quân tử cầu nơi mình, đứa tiểu nhơn cầu nơi người ta. — Người quân tử lo không hay vậy, chẳng lo người ta chẳng biết mình vậy. — Xưa ấy đổi con mà dạy nó. — Cha mẹ nuôi con mình mà chẳng dạy là chẳng thương con mình vậy, tuy dạy mà chẳng nghiêm là cũng chẳng thương con mình vậy; cha mẹ dạy mà chẳng học là con chẳng thương thân mình vậy, tuy học mà chẳng siêng là cũng chẳng thương thân mình vậy; ấy nên nuôi con ắt dạy, dạy thời ắt nghiêm, nghiêm thời ắt siêng, siêng thời ắt nên. Học, thời con kẻ thứ nhơn, làm quan công khanh; chẳng học, thời con quan công khanh làm kẻ thứ nhơn. — Học dường chẳng kịp, còn e mất đó.


  1. Trò I! Dịch câu nầy: nhơn vô bất ẩm thực . — Thưa, người không chẳng ăn uống. —Còn, không có một người mà chẳng đọc sách của người đời xưa; dịch làm sao? — Thưa, vô nhứt nhơn nhi bất độc cổ nhơn chi thơ. — Vô bất túc, nghĩa là gì?— Thưa, không chẳng đũ; như nói đũ chẳng không, như nói có đủ vậy. — Dịch câu nầy: quấc vô bất túc chi hoạn. — Thưa, nước khỏi lo (về sự) chẳng đủ. — Giỏi thiệt!
    Trò T! Như chi hà nhi khả, nghĩa là gì? — Thưa, như đó sao mà khá? hay là đó dường nào mà khá? Còn, thiên địa tứ phương gỉa nam tử chi sở hữu sự dã. — Thưa, trời đất bốn phương là chổ con trai có việc đó vậy.
  2. Từ đây tới trước, bên chữ nho đọc như bên chữ quốc ngữ; nghĩa là bên tả qua bên hữu. Còn từ đây ra sau, thì đọc theo bên tàu.