富1 潤2 屋3 德4 潤5 身6 心7 廣8 體9 胖10 故11 君12 子13 必14 誠15 其16 意17 |
Giàu1 trau2 nhà,3 đức4 trau5 mình,6 lòng7 rộng8 vóc9 to10; nên11 người-quân12 tử13 ắt14 thành15 ý17 mình16.[1] |
Mầy muốn mua cái nhà nầy không? — Muốn. — Nhà ấy là của ai vậy? — Ấy là nhà của người tao biết đó. — Cha (với) anh mầy có nghiêm chăng? — Nghiêm. — Anh mầy nói chi. — Đều anh tôi nói là mắt chẳng nên coi sắc xấu, tay chẳng nên lấy vật gì của người khác. — Mầy muốn có ngựa chăng? — Tôi chẳng có bạc, chẳng mua ngựa được, cho nên chẳng muốn có. — Mầy coi nhà nầy tốt chăng? — Tốt lắm, cho nên có lời nói: kẻ giàu sữa sang nhà nó vậy. — Người ấy xinh tốt chăng? — Nó chẳng xinh tốt mà vợ nó là một người xinh tốt. — Chị em mầy thiệt lòng thiệt dạ chăng? — Không biết được. — Mầy muốn mua thịt dê nầy chăng? — Chẳng biết làm đi gì, nên chẳng mua đó. — Mẹ ngươi có dùng người đàn bà nầy chăng? — Có dùng nó. — Lòng người ấy tốt chăng? — Lòng nó tốt lắm. — Ai có lòng rộng vóc to? — Một mình người quân tử có đó. — Tao đọc mấy câu nầy cho mầy dịch đó: học trò (đệ tử) vào thời thảo, ra thời thuận. — Biết đạo đó chẳng bằng ưa đó, ưa đó chẳng bằng vui đó. — Ta chưa thấy kẽ ưa đức như sắc vậy. — Chẳng ai biết ta vậy vay! Kẻ biết ta ấy là Trời vậy. — Thấy lành dường chẳng kịp. — Người đều có một miệng mà có hai tai hai mắt, sao vậy? — Ấy lấy nghe nhiều thấy rộng mà chẳng nên nói nhiều vậy. — Tình cốt nhục khá lấy thương nhau sao? — Khá lấy thương nhau. — Người biết nhau có lòng thương nhau sao? — Có lòng ấy vậy. — Con gái tốt nầy có tình chăng? — Không có tình. — Người nầy là ai? — Là người tôi ưa vậy.
第 十 七 章
Đệ1 thập2 thất3 chương4
BÀI4 THỨ1 MƯỜI2 BAY3
道 đạo, đường, phép, nói. — 行 hạnh, nết; hành, đi, làm. — 味 vị (口 + 未) mùi. — 禮 lễ, lễ. — 邇 nhĩ, (爾 nhĩ, mầy + 辶 辵 xước,) gần. — 遠 viễn, xa; viện, lánh. — 登 đăng, lên. — 辟 譬 thí, ví, sánh. — 內 nội, trong. — 外 ngoại, ngoài. — 高 cao, cao — 卑 ti, thấp. — 從 tùng, theo. — 易 dị, dể; diệc, đổi. — 擇 trạch, chọn, lựa. — 須 tu, tua. — 貪 tham, (今 câm, kim, nay + 貝) tham. — 處 xứ, xứ; xử, ở.
- ▲ Trò K! Thử nhơn chi ái ngã dã bất như bỉ, nghĩa là gì? — Thưa, người nầy nó thương tôi vậy chẳng bằng kẻ kia. — Diệc như chi, nghĩa là gì? — Thưa, cũng như đó. — Còn, như chi hà? — Thưa, như đó sao?