Thể loại:Cổ phong
Cổ phong là lối thơ chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn), làm dài ngắn bao nhiêu cũng được; ngoài ra, không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (đối hay không là tùy tác giả, chứ không bắt buộc).
- Tên gọi:
- Bài thơ có 4 câu, thì gọi là: cổ phong tứ tuyệt.
- Bài thơ có 8 câu, thì gọi là: cổ phong bát cú.
- Tuy nhiên, cũng có bài làm 6 câu hoặc 12 câu. Bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu thì gọi là thất ngôn tràng thiên hoặc ngũ ngôn tràng thiên.
- Cách gieo vần: Có thể cả bài dùng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vận). Khi dùng nhiều vần, thì cứ 2, hoặc 4, hoặc 8 câu đổi vần một lần đều được. Mỗi khi đổi vần, câu thứ nhất có hay không gieo vần. Trong thơ liên vận, có thể dùng vừa vần bằng, vừa vần trắc.
Nguồn: Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản (bản in lần thứ 10), Sài Gòn, 1968, tr. 129.
Thể loại con
Thể loại này có 2 thể loại con sau, trên tổng số 2 thể loại con.
N
- Ngũ ngôn cổ phong (36 tr.)
T
- Thất ngôn cổ phong (14 tr.)
Trang trong thể loại “Cổ phong”
Thể loại này chứa 8 trang sau, trên tổng số 8 trang.