Pháp lệnh Quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Pháp lệnh Quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  (1962) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Pháp lệnh số 34-LCT được thông qua ngày 16 tháng 7 năm 1962, ban hành và có hiệu lực ngày 20 tháng 7 năm 1962, hết hiệu lực ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Để tăng cường việc xây dựng Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự an ninh của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân;

Để xác định trách nhiệm và vinh dự, nâng cao ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của cán bộ và chiến sĩ Cảnh sát nhân dân;

Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân như sau:

Điều 1 sửa

Hệ thống cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân gồm có:

A. Sĩ quan có ba cấp:

1. Cấp tướng có hai bậc:

- Trung tướng

- Thiếu tướng

2. Cấp tá có bốn bậc:

- Đại tá

- Thượng tá

- Trung tá

- Thiếu tá

3. Cấp uý có bốn bậc:

- Đại uý

- Thượng uý

- Trung uý

- Thiếu uý

Chuẩn uý là cấp bậc chuẩn bị lên sĩ quan.

B. Hạ sĩ quan có ba bậc:

- Thượng sĩ

- Trung sĩ

- Hạ sĩ

Điều 2 sửa

Việc xét phong cấp bậc cho cán bộ và chiến sĩ Cảnh sát nhân dân căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, chức vụ hiện tại, thành tích phục vụ trong Công an, trong Cảnh sát nhân dân và công lao đối với cách mạng của cán bộ và chiến sĩ.

Điều 3 sửa

Quyền phong cấp bậc đối với sĩ quan và hạ sĩ quan quy định như sau:

Quyền phong các cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;

Bộ trưởng Bộ Công an phong các cấp bậc từ chuẩn uý đến trung tá;

Quyền phong cấp bậc đối với hạ sĩ quan do Hội đồng Chính phủ quy định.

Điều 4 sửa

Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan và hạ sĩ quan căn cứ vào nhu cầu công tác, vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, thành tích chiến đấu, thành tích công tác và niên hạn ở cấp bậc hiện tại của sĩ quan và hạ sĩ quan.

Điều 5 sửa

Niên hạn tối thiểu của sĩ quan và hạ sĩ quan để được xét thăng cấp bậc quy định như sau:

- từ hạ sĩ lên trung sĩ hai năm

- từ trung sĩ lên thượng sĩ hai năm

- từ thượng sĩ lên chuẩn uý hai năm

- từ chuẩn uý lên thiếu uý hai năm

- từ thiếu uý lên trung uý ba năm

- từ trung uý lên thượng uý ba năm

- từ thượng uý lên đại uý bốn năm

- từ đại uý lên thiếu tá bốn năm

- từ thiếu tá lên trung tá bốn năm

- từ trung tá lên thượng tá năm năm

- từ thượng tá lên đại tá năm năm

Thời gian sĩ quan và hạ sĩ quan học tập tại trường quân sự, chính trị, nghiệp vụ đều được tính vào niên hạn để xét thăng cấp bậc.

Những sĩ quan và hạ sĩ quan có công trạng và thành tích đặc biệt trong chiến đấu hoặc trong công tác thì có thể được xét thăng cấp bậc trước khi đủ niên hạn.

Điều 6 sửa

Quyền thăng và giáng cấp bậc đối với sĩ quan và hạ sĩ quan quy định như sau:

Quyền thăng lên các cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thăng lên các cấp bậc từ trung uý đến trung tá;

Quyền thăng lên các cấp bậc từ trung sĩ lên thiếu uý do Hội đồng Chính phủ quy định.

Người có thẩm quyền thăng lên cấp bậc nào thì có thẩm quyền giáng đối với cấp bậc ấy.

Điều 7 sửa

Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan chỉ được thăng hoặc giáng một bậc. Trong những trường hợp đặc biệt có thể thăng hoặc giáng nhiều bậc.

Việc thăng hoặc giáng nhiều bậc đối với cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thăng nhiều bậc lên các cấp bậc từ thiếu uý đến trung tá và giáng nhiều bậc đối với các cấp bậc từ thiếu uý đến trung tá.

Quyền thăng nhiều bậc lên các cấp bậc từ trung sĩ đến chuẩn uý và giáng nhiều bậc đối với các cấp bậc từ trung sĩ đến chuẩn uý do Hội đồng Chính phủ quy định.

Điều 8 sửa

Những sĩ quan và hạ sĩ quan nào bị giáng cấp bậc, thì niên hạn để xét thăng cấp bậc mới sẽ tính từ ngày bị giáng cấp bậc.

Những sĩ quan và hạ sĩ quan bị giáng cấp bậc về sau đã sửa chữa sai lầm, biểu hiện tiến bộ, hoặc có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong công tác thì có thể xét thăng cấp bậc trước khi đủ niên hạn.

Điều 9 sửa

Những sĩ quan và hạ sĩ quan phạm pháp bị Toà án xử phạt tù thì bị tước cấp bậc.

Điều 10 sửa

Trong trường hợp một sĩ quan hoặc một hạ sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan hoặc một hạ sĩ quan có cấp bậc ngang với mình hoặc thấp hơn mình, thì trong khi thi hành nhiệm vụ, người giữ chức vụ phụ thuộc phải phục tùng người giữ chức vụ chính.

Điều 11 sửa

Hội đồng Chính phủ quy định cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu có kết hợp cấp hiệu, số hiệu và lễ phục của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân.


Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 16 tháng 7 năm 1962.

 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".