Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thành lập Ủy ban thống nhất của Quốc hội
Căn cứ vào Điều 57 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Căn cứ vào những yêu cầu của cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà,
QUYẾT NGHỊ:
1- Nay thành lập Uỷ ban thống nhất của Quốc hội.
2- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội có nhiệm vụ :
- Giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam;
- Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng chính phủ, nghiên cứu giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội tỏ thái độ, ra nghị quyết, tuyên bố, hiệu triệu, v.v... Về vấn đề đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam;
- Ra tuyên bố vạch trần âm mưu của Mỹ - Diệm, cổ vũ đồng bào hai miền đấu tranh chống lại chúng và kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh đó;
- Kêu gọi đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam sống ở miền Bắc ra sức tăng gia sản xuất, hoàn thành kế hoạch Nhà nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
3- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội có một Chủ nhiệm, một hoặc hai Phó Chủ nhiệm và một số uỷ viên.
4- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội gồm có các vị sau đây :
Chủ nhiệm: Ông Trần Huy Liệu
Các uỷ viên: Ông Trương Quang Giao
Ông Trần Công Tường
Giáo sư Hồ Đắc Di
Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng
Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện
Ông Trần Xuân Bách
Ông Trần Danh Tuyên
Bà Nguyễn Thị Minh Nhã
Giáo sư Phạm Huy Thông
Linh mục Nguyễn Thế Vịnh
Hoà thượng Trần Quang Dung
Ông Triệu Khánh Phương
Ông Nay Phin
Bà Ngô Thị Huệ
Ông Nguyễn Văn Chi
Ông Nguyễn Văn Trấn
Ông Nguyễn Minh Vỹ.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 30 tháng 4 năm 1963
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".