Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 32

Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Nam Ông mộng lục hậu tự

南翁夢錄後序
Nam Ông mộng lục hậu tự

《南翁夢錄》者,今工部左侍郎黎公所作也。公字孟源,南翁其別號也。公交南之巨擘,賔興天朝,久沐清化,以耆才碩德,受知列聖,累遷至亞卿,實奇遇也。公文 章政事兩濟其美,每於公餘之頃,追念舊日,賢王良佐之行事、君子善人之處心、貞妃烈婦之操節、緇流羽客之奇術,與夫綺麗之句,幽恠之說,可以傳示於後者, 具載成編,名曰《南翁夢錄》。

"Nam Ông mộng lục" giả, kim Công bộ Tả Thị lang Lê công sở tác dã. Công tự Mạnh Nguyên, Nam Ông kỳ biệt hiệu dã. Công Nam Giao chi cự phách, tân hưng thiên triều, cửu mộc thanh hoa, dĩ kỳ tài thạc đức, thụ tri liệt thánh, lũy thiên chí Á khanh, thực kỳ ngộ dã.
Công văn chương chính sự lưỡng tế kỳ mỹ. Mỗi ư công dư chi khoảnh, truy niệm cựu nhật hiền vương lương tá chi hành sự, quân tử thiên nhân chi xử tâm, trinh phi liệt phụ chi tháo tiết, truy lưu vũ khách chi kỳ thuật, dữ phù ỷ lệ chi cú, u quái chi thuyết, khả dĩ truyền thị ư hậu giả, cụ tái thành biên, danh viết "Nam Ông mộng lục".


予與公有鄉曲之好,一日以斯《錄》見示,乃遍閱之,因而言曰:地有遠近,而所同者此心;心有彼我,而所同者此理。以天下之大而言之,交南乃蕞爾之 偏方,固不敢與中國齒,以《錄》中所載者而論之,其修身制行,持心操節,又何異於中國之士君子哉!《詩》曰:民之秉彝,好是懿德。其以此歟!雖然前人 之嘉言懿行縱多,然非公之好善有誠,固不能樂聞而著之於心胷之間。今也,不徒聞之而已,而又筆之於書,使前人湮沒之餘,一旦言行彰彰然表暴於世,若予之後 生晚學,於事有所未聞者,亦得一覽而知之。匪唯前人之幸,而亦予之一幸也。是《錄》足以資見聞,乃命繡梓以廣其傳,俾覽者知仁人之用心,而亦以見遐方之多 才也歟!禮部尚書胡公既為序引,予姑識歲月于後云。

正統七年,歲在壬戌,五月中澣,亞中大夫福建等處承宣布政使司右叅政交南宋彰書

Dư dữ ông hữu hương khúc chi hảo, nhất nhật dĩ tư lục kiến thị, nãi biến duyệt chi, nhân nhi ngôn viết: "Địa hữu viễn cận, nhi sở đồng giả, thử tâm, tâm hữu bỉ ngã, nhi sở đồng giả, thử lý. Dĩ thiên hạ chi đại nhi ngôn chi, Giao Nam nãi toát nhĩ chi thiên phương, cố bất cảm dữ Trung Quốc xỉ. Dĩ lục trung sở tái giả nhi luận chi, kỳ tu thân thế hạnh, trì tâm tháo tiết, hựu hà dị ư Trung Quốc chi sĩ quân tử tai! Thi viết: "Dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức", kỳ dĩ thử dư? Tuy nhiên, tiền nhân chi gia ngôn ý hành túng đa, nhiên phi Công chi hiếu thiện hữu thành, cố bất năng lạc văn nhi trước chi ư tâm hung chi gian. Kim dã, bất đồ văn chi nhi dĩ, nhi hựu bút chi ư thư, sử tiền nhân yên một chi dư, nhất đán ngôn hành chương chương nhiên biểu bộc ư thế. Nhược dư chi hậu sinh vãn học, ư sự hữu sở vị văn giả, diệc đắc nhất lãm nhi tri chi, phỉ duy tiền nhân chi hạnh, nhi diệc dư chi nhất hạnh dã". Thị lục túc dĩ tư kiến văn, nãi mệnh tú tử, dĩ quảng kỳ truyền, tỉ lãm giả tri nhân nhân chi dụng tâm, nhi diệc dĩ kiến hà phương chi đa tài dã dư.
Lễ bộ Thượng thư Hồ công ký vi tự dẫn, dư cô chí tuế nguyệt vu hậu vân.

Chính Thống thất niên, tuế tại Nhâm Tuất, ngũ nguyệt trung cán, Á trung đại phu, Phúc Kiến đẳng xứ Thừa tuyên Bố chính sứ ty Hữu Tham chính, Giao Nam Tống Chương thư.

Dịch nghĩa sửa

Bài tựa sau sách "Nam Ông mộng lục" (Tống Chương)


Sách "Nam Ông mộng lục" này, do Lê công hiện giữ chức Công bộ Tả Thị lang làm ra. Công tự Mạnh Nguyên, Nam Ông là biệt hiệu vậy đó. Công là cự phách của Nam Giao, thiên triều tiếp đón, tắm gội tinh hoa đã lâu, nhờ tài lạ đức cao, thánh hoàng tri ngộ, thăng mãi lên Á khanh, thật duyên kỳ ngộ vậy.

Công, văn chương và chính sự đều đẹp đẽ. Thường những lúc việc công nhàn rỗi, nhớ lại chuyện cũ, việc làm của vua hiền tôi giỏi, cái tâm của quân tử thiện nhân, tiết tháo của trinh phi liệt phụ, thuật lạ của đạo sĩ tăng nhân, cùng vần thơ đẹp đẽ, câu chuyện u quái, có thể truyền lại cho đời sau, đều chép thành sách, đặt là "Nam Ông mộng lục".

Tôi với ngài có tình quê hương, một hôm mang sách này cho xem, bèn đọc khắp lượt, nhân đó thốt lên "Đất có xa gần, vẫn có điểm giống, là tâm, tâm tuy ta người, vẫn có điểm giống, là lý. Lấy việc lớn trong thiên hạ mà nói, thì Giao Nam chẳng qua là một phương trời, không dám sánh với Trung Quốc. Nhưng theo ghi chép trong sách mà bàn, thì tu thân tạo hạnh, gìn lòng giữ tiết, có khác gì sĩ quân tử Trung Quốc đâu ! Thi nói "Dân theo lẽ thường, ham cái đức tốt"[1], để nói điều đó ? Tuy nhiên, lời hay việc tốt của người xưa có nhiều nữa, nhưng nếu Công không thật lòng thích điều thiện, thì không thể nghe vui vẻ và khắc ghi vào lòng được. Nay thì, không chỉ nghe rồi để đấy, còn cầm bút chép vào sách, để lời nói việc làm người xưa bấy lâu mai một, một sớm được trình bày rõ ràng trong cõi đời. Như tôi kẻ sinh sau học muộn, nhiều việc chưa được nghe đến, chỉ đọc sách này một này cũng biết được cả, không chỉ là cái may của người xưa mà còn là cái may của tôi nữa". Vì sách này giúp thêm kiến văn, đã cho khắc in, để truyền rộng rãi, khiến người xem biết được dụng tâm của bậc nhân, để cũng thấy phương xa có lắm nhân tài vậy. Quan Thượng thư bộ Lễ Hồ công đã làm tựa dẫn, tôi tạm ghi năm tháng vào sau.

Trung tuần tháng năm, năm Nhâm Tuất, niên hiệu Chính Thông thứ bảy (1442).
Á trung đại phu, Phúc Kiến đẳng xứ Thừa tuyên Bố chính sứ ty Hữu Tham chính, Giao Nam Tống Chương viết.

   




Chú thích

  1. Câu trong bài Chưng dân, Đại nhã, Kinh Thi