Biên dịch:Nam Ông mộng lục/Thiên 13

Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Áp lãng chân nhân
壓浪真人
Áp lãng chân nhân

宋仁宗時,安南李王親率舟師伐占城,至神投海口,風浪連日,不得航海。聞近山有道士獨居庵中,乃召請祈禱。道士曰:王自有福力,臣保萬一無憂。明日發 行,勿生疑慮。夜半風止,詰旦,行至海外,遠望風浪如山,舟師所向寧靜,時復見此道士水上步行,或前或後,宛然明白,但人不可近爾。

Tống Nhân Tông thời, An Nam Lý cương thân suất chu sư phạt Chiêm Thành. Chí Thần Đầu hải khẩu phong lãng liên nhật bất đắc hàng hải. Văn cận sơn hữu đạo sĩ độc sĩ cư am trung, nãi triệu thỉnh kỳ đảo. Đạo sĩ viết "Vương tự hữu phúc lực, thần bảo vạn nhất vô ưu. Minh nhật phát hành vật sinh nghi lự !"Dạ bán phong chỉ. Cật đán hành chí hải ngoại, viễn vọng phong lãng như sơn, chu sư sở hướng ninh tĩnh. Thời phục kiến thử đạo sĩ thủy thượng bộ hành, hoặc tiền hoặc hậu, uyển nhiên minh bạch, đãn nhân bất khả cận nhĩ.


師還,至神投山,道 士迎見,王喜謝,慰勞道士曰:臣知王福重,故無憂,此神祐王爾,非臣也。問之鄉人,曰:道士自此採藥,久不在庵。王大異之,封為壓浪真人,賞賜金 帛,皆不受。後入山去,不知所之。

Sư hoàn chí Thần Đầu sơn, đạo sĩ nghênh kiến. Vương hỉ tạ úy lạo. Đạo sĩ viết "Thần tri vương phúc trọng, cố vô ưu, thử thần hựu vương nhĩ, phi thần dã". Vấn chi hương nhân, viết "Đạo sĩ tự thử thái dược cửu bất tại am". Vương đại dị chi, phong vi "Áp lãng chân nhân". Thưởng tứ kim bạch giai bất thụ. Hậu nhập sơn khứ, bất tri sở chi.


真人姓羅,亾名,人皆以壓浪呼之。弱冠,棄妻子入道,其後裔有羅脩者,舉進士,仕陳藝王,官至審刑院司而卒。余所親識也。

Chân nhân tính La, vong danh, nhân giai dĩ "Áp lãng" hô chi. Nhược quan khí thê tử nhập đạo. Kỳ hậu duệ hữu La Tu giả, cử Tiến sĩ, sĩ Trần Nghệ Vương, quan chí thẩm hình viện sứ nhi tốt. Dư sở thân thức dã.

Dịch nghĩa sửa

Chân nhân đè sóng


Đời Tống Nhân Tông[1], vua Lý nước An Nam tự mang binh thuyền thảo phạt Chiêm Thành. Tới cửa biển Thần Đầu[2], sóng gió ngày này sang ngày khác, không vượt biển được. Nghe núi gần đấy có đạo sĩ, một mình sống trong am, bèn triệu mời cầu đảo. Đạo sĩ nói "Vua tự có phúc lực, thần cam đoan muôn một không có gì đáng lo. Ngày mai lên đường chớ sinh nghi hoặc !". Nửa đêm dừng gió. Sáng sớm ra tới ngoài biển, xa trông sóng gió cao như núi, nhưng chu sư đến đâu yên tĩnh đến đó. Bấy giờ lại thấy đạo sĩ ấy bước đi trên nước, lúc ở trước lúc ở sau, trông rất rõ ràng, duy người không đến gần được.

Ngày khải hoàn về núi Thần Đầu, đạo sĩ ra đón. Vương mừng, úy lạo tạ ơn. Đạo sĩ nói "Thần biết vương phúc trọng, không đáng lo, ấy là thần linh giúp, không phải hạ thần". Hỏi người trong hương, nói "Đạo sĩ từ ấy đi hái thuốc không ở am". Vương lạ lắm, phong làm "Chân nhân đè sóng". Ban thưởng vàng lụa, đều không nhận. Sau vào núi rồi đi, không biết đi đâu.

Chân nhân họ La, sót tên, người ta dùng hiệu "Áp Lãng chân nhân" để gọi. Từ thuở tuổi xanh bỏ vợ con nhập đạo. Hậu duệ có La Tu thi đỗ Tiến sĩ[3], làm quan thời Trần Nghệ Vương, đến chức Thẩm hình viện sứ, rồi mất. Người này chính tôi quen biết.

   




Chú thích

  1. 1022 - 1063
  2. Sau đổi là Thần Phù, là cửa biển quan trọng trên con đường lưu thông Bắc Nam của Việt Nam. Hầu như các cuộc hành quân Nam tiến của Việt Nam đều đi qua cửa biển này. Về sau, cửa biển dần dần bị bồi lấp, nay nằm sâu trong đất liền hơn 30km, thuộc địa phận giáp ranh giữ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Ở đây vẫn còn đền Áp lãng, thờ vị chân nhân trong truyện này
  3. La Tu đỗ khoa Tiến sĩ năm 1374, làm Tri phủ Thanh Hóa, sau thăng Thẩm hình viện sứ