14. — Nghĩa gia-tộc.

Người trong một gia-tộc phải cố giữ cái danh-giá nhà mình cho trong sạch; phải cố làm cho nhà mình được vẻ-vang; phải giữ lấy thói-lề, lấy nền-nếp của ông cha để lại; phải tránh những điều gì trái đạo, có thể làm nhục đến cả nhà, cả họ. Những người có lòng vì gia-tộc là những người hiếu đễ, đáng kính, đáng mến.

Tiểu dẫn.Chuyện anh Nam.

Anh Nam làm mạo một cái giấy, định để lừa người ta lấy
Nghĩ đến cha không làm xằng.
mấy ngàn bạc. Anh đọc đi, đọc lại, rồi cầm bút toan ký, chợt trông thấy cái đồng-hồ ở giữa bàn. Đồng-hồ ấy là của cha mới mất để lại cho anh. Anh trông thấy cái đồng-hồ ấy lại nhớ đến cha vốn xưa là người lương-thiện. Anh mới nghĩ bụng rằng: Ta làm điều gian-dối như thế này, lỡ mà phát-giác ra, chẳng những một mình ta phải tội mà lại còn để nhục đến ông cha. Chắc là cha ta ở dưới suối vàng cũng không yên... »

Anh nghĩ thế, rồi đặt bút xuống bàn, cầm tờ giấy xé đi. Ấy cũng bởi lòng vì nghĩa gia-tộc mà anh Nam biết giữ mình không làm điều phi-nghĩa.

Giải nghĩa.Phát-giác = lộ việc giả-dối ra mà người ta biết. — Suối vàng = tiếng dùng đề chỉ cõi âm-phủ.

Câu hỏi. — Nghĩa gia-tộc là gì? — Anh Nam định làm gì? — Khi trông thấy cái đồng hồ của cha để lại, thì anh nghĩ thế nào? — Nghĩ thế rồi anh làm gì?

Cách-ngôn.Con cháu làm dại thì hại đến danh gía ông cha.