Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (1991) 
của Hội nghị Ngoại giao

Hiệp định được ký kết ngày 7 tháng 11 năm 1991 và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem toàn văn dạng pdf.

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên"), trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau không can thiệp công việc nội bộ của nhau bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình nhằm phát triển quan hệ hai nước thuận tiện cho sinh hoạt và sự qua lại của nhân dân vùng biên giới hai nước ổn định và an ninh vùng biên giới hai nước xây dựng biên giới Việt - Trung thành biên giới hoà bình hữu nghị trong khi chờ đợi hai bên tiến hành đàm phán biên giới nay quyết định ký Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm các điều khoản sau đây:

Chương I: Giữ gìn biên giới sửa

Điều 1 sửa

1. Hai bên cần tiến hành quản lý biên giới theo tình hình thực tế biên giới hiện nay, không bên nào được dùng hành vi nhân tạo làm thay đổi tình hình thực tế biên giới hiện tại này, điều đó không ảnh hưởng đến cuộc đạm phán về biên giới giữa hai nước trong thời gian tới.

2. Thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề về biên giới thuộc chính phủ trung ương hai nước. Không ngành nào và chính phủ địa phương nào của hai bên được làm thay đổi đường biên giới giữa hai nước, nếu làm thay đổi sẽ bị coi là không có giá trị và bị huỷ bỏ.

3. Hai bên đồng ý cùng nhau giữ gìn mốc giới, bất cứ bên nào nếu phát hiện mốc giới và các tiêu chí biên giới khác có thay đổi thì cần nhanh chóng thông báo cho phía bên kia. Của hai bên lãnh đạo của hai bên sẽ đến tại chỗ cùng nhau ghi nhận lại và báo cáo lên ngành chủ quản của mỗi bên. Ngành chủ quản của hai bên tuỳ theo tình hình hiệp thương giải quyết hoặc chờ đến khi đàm phán biên giới sẽ giải quyết.

Chương II: Sản xuất và các hoạt động khác ở vùng biên giới sửa

Điều 2 sửa

1. Việc đo đạc thuỷ văn trên các dòng chảy biên giới, lợi dụng dòng chảy ở biên giới cũng như các hoạt động khác liên quan đến dòng chảy ở biên giới, hai bên cần hiệp thương tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lợi ích của nhau và tránh gây tổn thất cho phía bên kia tránh làm thay đổi dòng chảy biên giới. Khi tiến hành các công trình có thể ảnh hưởng đến dòng chảy vùng biên giới thì sau khi hai bên nhất trí mới tiến hành.

2. Dân biên giới hai bên có thể hoạt động sản xuất bình thường trong vung nước trên các dòng chảy biên giới thuộc phía nước mình theo luật pháp và quy định của nước đó.

Điều 3 sửa

1. Cấm tuỳ tiện nổ súng, gây nổ trong phạm vi 2 km của mỗi bên kể từ đường biên giới. Nếu cần thiết gây nổ trong phạm vi này cần thông báo trước cho phía bên kia.

2. Cấm đốt rãy trong phạm vi 1 km của mỗi bên kể từ đường biên giới

3. Những hoạt động trên không được làm tổn hại đến mốc giới và các tiêu chí biên giới khác cũng như an toàn của người và gia súc.

Điều 4 sửa

Hai bên cấm dân biên giới vượt biên chặt gỗ củi, chăn dắt, canh tác, săn bắn, khai thác đặc sản hoặc tiến hành các hoạt đọng với mục đích phi pháp khác

Điều 5 sửa

Khi tiến hành các hoạt động chụp ảnh trên không và thả vật thể thăm dò trên không với mục đích hoà bình ở vùng gần biên giới, cần thông báo trước cho phía bên kia. Nếu cần bay vào không phận phía bên kia cần phải được phía bên kia đồng ý.

Chương III: Việc qua lại của nhân dân vùng biên giới sửa

Điều 6 sửa

1. Hai bên cho phép nhân dân biên giới hai nước được xuất nhập cảnh ở vùng biên giới để thăm viếng thân nhân, bạn bè, khám bệnh và chữa bệnh mua bán hàng hoá và dự các hoạt động liên hoan hữu nghị nhân các ngày lễ truyền thống dân tộc.

2. Dân biên giới hai bên khi xuất nhập cảnh vùng biên giới cần phải mang theo giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan chủ quản của nước mình cấp phát và xuất nhập cảnh qua cửa khẩu hoặc đường qua lại hai bên quy định.

Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới cần ghi rõ họ tên, giới tính, tháng năm sinh, chỗ ở và lý do xuất nhập cảnh cửa khẩu xuất nhập cảnh nơi đến, thời hạn có gia trị của giấy và rán ảnh người mang giấy đối với dân biên giới nào mà giấy thông hành không có ảnh thì phải kèm theo chứng minh thư của mình. Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới chỉ giới hạn cho dân biên giới hai bên, nhân viên mậu dịch biên giới ở vùng biên giới và nhân viên vùng biên giới hai bên được mời tham gia các hoạt động liên hoan hữu nghị lễ tết truyền thống của các dân tộc sử dụng khi hoạt động ở vùng biên giới.

Dân biên giới mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới để xuất nhập cảnh nếu có con dưới 16 tuổi cùng đi thì cần ghi rõ trên giấy thông hành đó.

3. Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan chủ quản mỗi nước in ấn thống nhất, viết bằng hai thứ tiếng Việt văn và Trung văn trước khi sử dụng cần thông báo cho phía bên kia biết mẫu giấy.

4. Những người không thuộc diện kể trên cần mang hộ chiếu có thị thực, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu xuất nhập cảnh do hai bên quy định.

5. Người của hai bên khi hoạt động trong lãnh thổ của phía bên kia cần tuân theo pháp luật của nước đó và các quy định hữu quan mà hai bên đã quy định hai bên cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phía bên kia.

6. Hai bên căn cứ các quy định có liên quan của các ngành hải quan, kiểm tra, kiểm nghiệm của mỗi bên sẽ thông báo cho nhau các quy định về chủng loại, giá trị, số lượng hàng và tiền tệ mà người của mình mang theo khi xuất nhập cảnh để dung cho việc trao đổi ở chợ biên giới và dung cho bản thân.

Điều 7 sửa

1. Hai bên quyết định mở các cửa khẩu biên giới trên bộ dưới đây

Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
1. Móng Cái 1. Đông Hưng
2. Hoành Mô 2. Đồng Trung
3. Chi Ma 3. Ái Diễm
4. Hữu Nghị (đường bộ) 4. Hữu Nghị quan
5. Đồng Đăng 5. Bằng Tường
6. Bình Nghi 6. Bình Nhi
7. Tà Lùng 7. Thuỷ Khẩu
8. Hạ La 8. Khoa Giáp
9. Lý Vạn 9. Thạc Long
10. Phò Pheo 10. Nhạc Vũ
11. Trà Lĩnh 11. Long Bang
12. Sóc Giang 12. Bình Mãng
13. Săm Phun 13. Điền Bồng
14. Phó Bảng 14. Đổng Cán
15. Thanh Thuỷ 15. Thiên Bảo
16. Xín Mần 16. Đô Long
17. Mường Khương 17. Kiều Đầu
18. Lào Cai 18. Hà Khẩu
19. Ma Lu Thàng (Ba Nậm Cúm) 19. Kim Thuỷ Hà
20. U Ma Tu Khoàng (Thu Lũm) 20. Bình Hà
21. A Pa Chải 21. Long Phú

Những cửa khẩu trên sẽ được mở dần khi có điều kiện, thời gian và thể thức mở cửa cụ thể sẽ do hai bên xác định qua đường ngoại giao hai bên đồng ý tích cực tạo điều kiện sớm mở bẩy cặp cửa khẩu dưới đây.

Đồng Đăng Bằng tường
Hữu nghị Hữu Nghị Quan
Móng Cái Đông Hưng
Tà Lùng Thuỷ Khẩu
Lao Cai Hà Khẩu
Ma Lu Thàng Kim Thuỷ Hà
Thanh Thuỷ Thiên Bảo

2. Trong số cửa khẩu nêu trong khoản 1 của điều này thì 4 cặp cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà khẩu sẽ mở cho những người mang hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới của hai bên hoặc những người mang hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh của nước thứ 3 cũng như các hàng hoá mậu dịch; ba cặp cửa khẩu Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo sẽ mở cho những người mang hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới của hai bên cũng như các hàng hoá mậu dịch địa phương và mậu dịch biên giới. Các cửa khẩu còn lại chỉ mở cho những người mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và các hàng hóa mậu dịch biên giới.

3. Ở những nơi cách xa các cửa khẩu biên giới quy định trong khoản 1 điều này, nếu gặp những việc bất khả kháng hoặc có nhu cầu đặc biệt khác, thì chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai bên có thể hiệp thương để mở các đường qua lại tạm thời. Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai bên hiệp thương nhất trí mỗi bên sẽ báo cáo với chính phủ nước mình phê duyệt, sau đó sẽ thực hiện.

Việc kiểm tra sự qua lại ở các đường qua lại tạm thời cần thực hiện đúng theo các biện pháp quản lý cửa khẩu chính thức.

Chương IV: Quản lý trị an biên giới sửa

Điều 8 sửa

1. Hai bên sẽ hợp tác giữ gìn trật tự trị an xã hội vùng biên giới hai nước. Nội dung chủ yếu bao gồm thông báo tình hình ở vung biên giới có liên quan đến trị an xã hội của phía kia, xử lý các vấn đề người xuất nhập cảnh trái phép; hiệp thương tổ chức điều tra sử lý các vụ án có liên quan với nước ngoài. Phối hợp thẩm tra, truy lùng, bắt giữ, chuyển giao các tội phạm vượt biên. Phối hợp ngăn ngừa và trừng trị các hoạt động phạm tội vượt biên buôn lậu, buôn ma tuý, vũ khí, làm bạc giả, dụ dỗ buôn bán phụ nữ, trẻ em.

2. Hai bên cần căn cứ pháp luật nước mình để có biện pháp thích đáng đối với những vi phạm về quy định quản ý biên giới thuộc về bên nào thì giao cho bên đó sử lý. Trước khi chuyển giao cần cung cấp họ tên, ảnh, địa chỉ của đương sự và sau khi được phía bên kia đồng ý mới thoả thuận thời gian chuyển giao cần chuyển giao cùng một lúc cho phía bên kia những chứng cứ có liên quan để sử lý. Những người nước thứ 3 không bao gồm trong quy định chuyển giao này.

3. Cơ quan chủ quản hai bên có thể liên hệ với nhau về vấn đề giữ gìn vấn đề trật tự trị an xã hội ở vùng biên giới hai nước.

Chương V: Mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương sửa

Điều 9 sửa

1. Hai bên đồng ý cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương của hai nước tiến hành mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương tại vùng biên giới. Biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của chính phủ hai nước.

2. Hai bên đồng ý mở các điểm chợ qua lại biên giới và chợ biên giới tại các xã, thị trấn dọc biên giới Việt Nam và Trung Quốc các điểm chợ và chợ biên giới cụ thể do chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới hai bên thoả thuận theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của chính phủ hai nước.

3. Những hàng hoá trao đổi và phương tiện vận tải trong mậu dịch xuất nhập khẩu của hai bên cần có giấy phép của nhà chức trách chủ quản mỗi bên và phù hợp với quy định và pháp luật có liên quan của Hải quan và các ngành kiểm tra kiểm nghiệm khác của mỗi bên.

Điều 10 sửa

1. Hai bên căn cứ quy định của pháp luật nước mình để thu thuế quan và các loại thuế có liên quan khác đối với hàng hoá của các hình thức mậu dịch được quy định trong hiệp định này.

2. Trong các hình thức mậu dịch được quy định trong hiệp định này hai bên cần tuân theo quy định của luật pháp xuất nhập khẩu của hai bên, ngăn cấm xuất nhập cảnh những hàng cấm và ngăn cấm buôn lậu.

Chương VI: Chế độ liên hệ giữa chính quyền địa phương vùng biên giới sửa

Điều 11 sửa

Để tăng cường quản lý vùng biên giới hai nước, chính quyền địa phương ở vùng biên giới hai bên xây dựng chế độ liên hệ tương ứng:

1. Liên hệ tương ứng giữa chính quyền địa phương hai bên là:

- Tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang (Việt Nam) - Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
- Tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Việt Nam) - Khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc)

2. Chính quyền địa phương hai bên phụ trách giải quyết và thực hiện những việc quan trọng dưới đây liên quan đến Hiệp định này:

a) Những việc được Chính phủ trung ương uỷ quyền.
b) Quản lý kiểm tra và giữ gìn đoạn biên giới, mốc giới trong địa phận mình quản lý.
c) Vấn đề dân sự ở vùng biên giới (bao gồm hoạt động sản xuất và buôn bán, kết hôn di cư hoạt động liên hoan hữu nghị truyền thống, quản lý qua lại hàng ngày dân biên giới hai bên).
d) Vấn đề trị an vùng biên giới (bao gồm phối hợp hợp tác trong việc quản lý trị an ngăn chặn buôn lậu và ma tuý v.v...).
e) Những việc khác được Chính phủ hai nước đồng ý để chính quyền địa phương hai bên giải quyết.

3. Việc liên hệ giữa chính quyền địa phương hai bên sẽ tiến hành theo phương thức hội đàm. Vấn đề, thời gian và địa điểm hội đàm nên xác định trước thông qua liên hệ giữa cơ quan biên phòng cửa khẩu hai bên. Địa điểm hội đàm có thể ở nơi gần cửa khẩu biên giới (đường qua lại) hoặc huyện lỵ. Hội đàm chính quyền cấp tỉnh cúng có thể tiến hành tại tỉnh lỵ hữu quan.

4. Mỗi lần hội đàm mỗi bên tự ghi biên bản riêng những thoả thuận quan trọng nên làm thành biên bản hội đàm, bằng Việt văn và Trung văn, mỗi loại hai bản và do đại diện hai bên ký biên bản hội đàm sẽ được thực hiện sau khi hai bên hoàn tất các thủ tục hữu quan của nước mình và được chính quyền cấp tỉnh hai bên thông báo cho nhau.

5. Chính quyền cấp huyện vùng biên giới hai bên có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau. Việc liên hệ giữa chính quyền cấp huyện cần được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt, kết quả cần báo cáo lên chính quyền cấp tỉnh của mình.

Điều 12 sửa

Các ngành quản lý đường biên giới và vùng biên giới của hai bên cũng như các ngành nghiệp vụ tương ứng (các cơ quan như hải quan, kiểm soát biên phòng, kiểm soát hàng hoá, kiểm dịch y tế kiểm dịch động thực vật) và cơ quan mậu dịch đặt tại vùng biên giới của hai bên có thể thiết lập liên hệ nghiệp vụ.

Chương VII: Điều khoản cuối cùng sửa

Điều 13 sửa

1. Dòng chảy biên giới được gọi trong hiệp định này là chỉ sông ngòi cắt ngang hoặc trùng với đường biên giới hai nước.

2. Dân biên giới được gọi trong hiệp định này là chỉ dân của các xã (thị trấn) của mỗi bên tiếp giáp với đường biên giới hai nước.

3. Vùng biên giới được gọi trong hiệp định này là các huyện, (thị xã) của mỗi bên tiếp giáp với đường biên giới hai nước.

Điều 14 sửa

Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thời hạn có giá trị của hiệp định này là 2 năm 6 tháng trước khi Hiệp định hết hạn, nếu không có bên nào thông báo bằng văn bản cho bên kia chấm dứt Hiệp định này, thì hiệp định này sẽ tự động ra hạn thêm từng 2 năm một. 6 tháng trước khi Hiệp định này hết hạn, nếu thấy cần thiết, hai bên sẽ họp lại để kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện hoặc xác định bổ sung sửa đổi hiệp định này.

Hiệp định này ký tại Bắc Kinh ngày 6 tháng 11 năm 1991, làm thành hai bản, mỗi bản đều viết bằng Việt văn và Trung văn, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Đại diện toàn quyền Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đại diện toàn quyền Chính phủ
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đã ký Đã ký
Vũ Khoan Từ Đôn Tín
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".

 
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được miễn trừ theo Điều 5 của Luật Bản quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các tác phẩm được miễn bảo hộ bảo quyền bao gồm các văn bản của chính phủ Trung Quốc, các văn bản tư pháp và các bản dịch chính thức của chúng; tin tức thời sự (sự kiện thuần túy trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tạp chí, phát thanh và truyền hình theo Điều 5 Quy định thực hiện Luật Bản quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), cùng với lịch, bảng số, các mẫu thông dụng khác và công thức.