Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyên bố của Hội đồng Liên bang Quốc hội liên bang Liên bang Nga về Chính sách không mang tính xây dựng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện sau khi thành lập năm 1949”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{đầu đề | tựa đề = Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến việc xem xét tại Quốc…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:27, ngày 30 tháng 5 năm 2020

Bình luận của Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến việc xem xét tại Quốc hội Hoa Kỳ Luật G.Rodchenkov  (2019) 
của Quốc hội Liên bang Nga, do Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dịch

Tuyên bố ngày 15 tháng 4 năm 2019. Hội đồng Liên bang là thượng viện của Quốc hội Liên bang Nga.

Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga lưu ý rằng, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4 tháng 4 năm 1949 là một trong những sự kiện then chốt khởi đầu “chiến tranh lạnh”, trong đó cấu trúc này đóng vai trò cơ chế chính trị quân sự chính do các quốc gia phương Tây tạo ra để đối đầu với Liên Xô và các đồng minh của họ trong Hiệp ước Warsaw.

Sau khi ký tại Prague ngày 1 tháng 7 năm 1991 Nghị định thư về chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau ngày 14 tháng 5 năm 1955 (Hiệp ước Warsaw), cái được đánh giá tại đất nước chúng ta là tự nguyện từ bỏ đối đầu với NATO và phương Tây nói chung do kỷ nguyên đối đầu đã đi vào dĩ vãng. NATO không chỉ tồn tại như một khối quân sự, mà trái với những điều các nhà lãnh đạo phương Tây cam kết với lãnh đạo Liên Xô, đã mở rộng tư cách thành viên của một số quốc gia ở Trung và Đông Âu.

Sau khi kết thúc “chiến tranh lạnh”, ý định phổ quát của các quốc gia thành viên NATO và các quốc gia trước đây thuộc Hiệp ước Warsaw xây dựng các mối quan hệ mới về nguyên tắc và kiến ​​trúc an ninh mới ở khu vực Euro-Atlantic đã được ghi nhận tại một số văn bản quốc tế. Do đó, ngày 21 tháng 11 năm 1990 Hiến chương Paris về châu Âu mới đã được ký tại thành phố Paris, trong đó lưu ý rằng, an ninh là không thể phân chia và an ninh của từng quốc gia riêng lẻ gắn liền với an ninh của tất cả các quốc gia còn lại.

Trong Đạo luật cơ bản về quan hệ tương hỗ, hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký tại thành phố Paris ngày 27 tháng 5 năm 1997, các bên tham gia đã đồng ý dựa trên nguyên tắc không thể phân chia an ninh của tất cả các quốc gia thuộc cộng đồng Euro-Atlantic hợp tác với nhau để góp phần vào việc tạo dựng nền an ninh chung và toàn diện ở châu Âu.

Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Liên bang Nga tuyên bố rằng, trái với các cam kết của các quốc gia, các thành viên NATO đã hy vọng mở rộng sang phía Đông, tăng cường các hoạt động của họ trong không gian hậu Xô Viết, thay thế nguyên tắc an ninh phổ quát, bình đẳng và không thể chia cắt bằng cách bảo đảm an ninh cho mình nhờ an ninh của các quốc gia khác. Chính việc NATO từ chối cách tiếp cận đã thỏa thuận trước đây về xây dựng một không gian an ninh thống nhất tại khu vực Euro-Atlantic đã tạo ra cơ sở xuất hiện các cuộc xung đột gay gắt trong khu vực và cuộc khủng hoảng sâu sắc hiện nay trong quan hệ giữa Liên bang Nga và NATO.

Cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương được tổ chức tại thành phố Washington ngày 3-4 tháng 4 năm 2019 đã xác nhận rằng, cuộc đối đầu với Nga là một yếu tố quan trọng để đoàn kết hàng ngũ NATO, cũng như cho sự tồn tại tiếp theo của NATO về nguyên tắc. NATO như tàn dư của thời kỳ “chiến tranh lạnh” không có khả năng phản ứng đầy đủ trước những thách thức thực tế đương đại và ở dạng hiện tại tiếp tục biện minh cho mục đích tồn tại của mình là cần thiết để bảo vệ khỏi mối đe dọa huyền thoại từ phương Đông. Mỗi giai đoạn mở rộng NATO chắc chắn dẫn đến việc tạo dựng các đường phân chia mới ở châu Âu, đe dọa an ninh châu Âu và toàn cầu, sự thịnh vượng của tất cả công dân các quốc gia Euro-Atlantic mà không có ngoại lệ.

Huyền thoại về NATO là liên minh phòng thủ đã bị sụp đổ hoàn toàn trong chiến dịch quân sự của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư, bắt đầu vào ngày 24 tháng 3 năm 1999. Trong Tuyên bố của Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Liên bang Nga liên quan đến cuộc xâm lược của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư ngày 31 tháng 3 năm 1999, số 143-SF đã nhận định hoạt động quân sự này là hành động xâm lược chống một quốc gia có chủ quyền.

Các hoạt động quân sự tiếp theo ở Afghanistan và Libya, trong đó nhiều quốc gia thành viên NATO tích cực tham gia đã không giúp giải quyết các cuộc xung đột nội bộ và những vấn đề của các quốc gia này, mà dẫn đến sự hỗn loạn và thương vong cho nhiều dân thường. Thế giới đang dựa vào các chuẩn mực phổ quát và nhất trí trên cơ sở đồng thuận của luật pháp quốc tế, các quốc gia thành viên NATO đang cố gắng thay thế bằng “trật tự nào đó dựa trên các quy tắc”, cái dẫn đến vô số các cuộc khủng hoảng và xung đột ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.

Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, trên cơ sở các cáo buộc bịa đặt và không có căn cứ của Hoa Kỳ chống lại Liên bang Nga với sự ủng hộ mù quáng của các quốc gia thành viên còn lại của NATO áp dụng đường lối phá hủy toàn bộ nền tảng hiệp ước ổn định chiến lược và an ninh toàn cầu đã được định hình hàng nhiều thập kỷ trong quá trình đàm phán trong điều kiện không đơn giản của “chiến tranh lạnh”.

Ý định của Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp ước giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ngày 8 tháng 12 năm 1987, đẩy châu Âu vào thời kỳ đối đầu khắc nghiệt nhất của giai đoạn “chiến tranh lạnh”. Đồng thời, những cáo buộc vô căn cứ của Hoa Kỳ chống Nga về những hành vi hình như Nga vi phạm nghĩa vụ theo hiệp ước này, trong khi Hoa Kỳ và NATO hoàn toàn từ chối đàm phán về vấn đề này làm hé lộ âm mưu đổ vạ, trút bỏ lỗi do việc phá hủy cơ chế kiểm soát toàn bộ lớp vũ khí.

Tính không ổn định ngày càng tăng liên quan đến số phận của Hiệp ước giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược ngày 8 tháng 4 năm 2010 cũng đáng báo động.

Việc phê chuẩn Hiệp định về sự thích nghi của Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu ngày 19/11/1999 dưới áp lực của Hoa kỳ đã bị các quốc gia thành viên NATO hủy bỏ cũng đã gây thiệt hại không thể khắc phục đối với an ninh quân sự ở châu Âu và đảm bảo kiểm soát vũ khí thông thường và các lực lượng vũ trang.

Sau khi tăng cường hoạt động ở khu vực Baltic yên bình trước đây, NATO hiện đang gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đen. Sự hỗ trợ của NATO cho Gruzia vào những ngày xảy ra sự kiện bi thảm tháng 8 năm 2008 và bây giờ là Ukraine, trong đó vào ngày 25 tháng 11 năm 2018 trong quá trình vượt biên trái phép biên giới quốc gia Liên bang Nga của các tàu lực lượng hải quân Ukraine tại khu vực eo biển Kerch đang cổ vũ lãnh đạo hai nước này tin rằng họ không bị trừng phạt và tiến hành những cuộc phiêu lưu mới. Việc tàu bè Ukraine đi qua eo biển Kerch – đây không phải là câu hỏi về mối tương quan lực lượng hay sự hiện diện của NATO tại khu vực Biển Đen, mà chỉ là vấn đề phía Ukraine thực hiện các thủ tục quy định mà họ đã biết và sử dụng thành công cho đến tháng 11 năm 2018. Ukraine cố gắng phớt lờ các thủ tục này sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Ukraine và Liên bang Nga mà NATO có thể bị lôi cuốn vào đó.

Việc tăng chi tiêu cho quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO năm 2018 chiếm hơn một nửa tổng số của thế giới - khoảng 1 nghìn tỷ đô la, hơn nữa gấp hơn 20 lần ngân sách quốc phòng của Liên bang Nga. Cường độ và quy mô tập trận của các quốc gia thành viên NATO đang tăng lên, trong đó hoàn thiện các kỹ năng hoạt động tấn công trong mọi môi trường, kể cả thông tin.

Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga cho rằng, trong tình huống nghiêm trọng này, việc đối thoại giữa quân đội và các chính trị gia Nga và NATO sẽ có thể đóng vai trò tích cực. Chỉ tiếc rằng, các định dạng và kênh liên lạc hiện có trước đây đã bị đơn phương hủy bỏ theo sáng kiến ​​của NATO. Việc hợp tác trong một loạt các lĩnh vực an ninh vì lợi ích của tất cả các quốc gia Euro-Atlantic đã bị đình chỉ hoàn toàn. Chính sách không mang tính xây dựng tối hậu thư và các biện pháp trừng phạt được các quốc gia thành viên NATO sử dụng là con đường chẳng đi đến đâu. Sự đảm bảo của họ về mối quan tâm làm giảm leo thang và ngăn ngừa các sự cố quân sự nguy hiểm không được chứng minh bằng các hành động thực tế để khôi phục các cuộc tiếp xúc làm việc bình thường với Liên bang Nga về các vấn đề quân sự.

Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga tin chắc rằng, Nga và NATO có không ít những chủ đề quan trọng để thảo luận, cũng như số lượng đáng kể các mối đe dọa chung đòi hỏi phải có phản ứng chung. Tuy nhiên, việc thiết lập quan hệ mang tính xây dựng giữa Nga và NATO, bao gồm cả thông qua con đường nghị viện, chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên và từ bỏ việc cưỡng ép và tối hậu thư.

Hội đồng Liên bang
Quốc Hội liên bang
Liên bang Nga
 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.

Bản dịch:

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.