Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 2014”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kimkha (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{tương tự|Luật Quốc tịch Việt Nam}} {{đầu đề | tựa đề = Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịc…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 21:06, ngày 21 tháng 12 năm 2018

Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Luật Quốc tịch Việt Nam.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 2014  (2014) 
của Quốc hội Việt Nam

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12.

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam:

1. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 26.

Điều 2

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2014./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".