Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Quốc-ngữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tranminh360 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Chất lượng vk|50%}}{{đầu đề
| tựa đề = Chữ Quốc-ngữ (le Quốc-ngữ)
| tác giả = Nguyễn Văn Vĩnh
| dịch giả =
Dòng 7:
| trước =
| sau =
| ghi chú = {{ấn bản}}Bài đăng trên ''Đông dương tạp chí'' số 33.
| ghi chú =
}}
{{văn|
Dòng 20:
Ví thử vần quốc-ngữ mà đặt theo vần Lang-sa thì có lẽ tránh được cái phiền phải đặt hai chữ mới như chữ ''đ'' và chữ ''ơ''. Chữ ''u'' Lang-sa thì đáng lẽ dùng tạm làm chữ ''ư'' quốc ngữ còn chữ ''u'' quốc ngữ thì vần tây viết ''ou''.
 
Nghe đâu có mấy ông Tây dùng lối vần tây mà viết tiếng an-nam, chỉ thêm 5 dấu, thế mà dạy các qúyquý-quan học tiếng ta tiện lắm.
 
Tôi ước ao rằng một ngày kia sẩy ra một lẽ gì làm cho lối mượn vần tây ấy thành ra lối quốc-ngữ teune thúque thực diệu. Chỉ ước thế chứ không dám bàn, vì một lối chữ đặt ra lúc nào không ai biết được, vì cớ gì mà theo lệ nào cũng không phòng định được, lúc tự-dưng nó đổi đi, xong rồi mới biết được nhẽ tại làm sao, chớ ai có nên bàn cái thể thức một lối chữ, một tiếng nói, một văn-chương.
Dòng 26:
Còn như chữ quốc-ngữ có mấy điều người Bắc-kỳ ta tưởng rằng bất-tiện nhưng tôi đã nghiệm ra ở Trung-kỳ và ở Nam-kỳ thì thực là nên để như vậy.
 
Như những tiếng nên viết ch hay là tr ngoài Bắc ta thì không phân biệt chút nào, nhưng ở Nam-kỳ thì thật có phân biệt. Như con ''trâu'' mà viết thành ''châu'' (hạt châu) thì người Nam-kỳ không hiểu. Xét kỹ ra, thì sự phân biệt ấy có chữ quốc-ngữ rồi mới phân biệt, chứ không phải vốn vẫn phân biệt. Nghĩa là ngày xưa trong cách đọc cũng có mấy cách đọc ch không uốn lưỡi với một cách đọc nặng tr, nhưng mà cách đọc khác nhau ấy không làm cho một tiếng khác nghĩa đi. Về sau có chữ quốc-ngữ rồi, đặt thành tự-vị, thì người sau theo người trước, mà lấy cái tình cờ làm ra một cái lệ, đến ngày nay quen mắt quen tai đi rồi, người nông nổi tưởng là vốn tiếng Nam-kỳ ngày xưa con trâu phải đọc nặng mà hạt châu phải đọc nhẹ. Việc này tôi đã thí nghiệm ở người không biết chữ quốc-ngữ thì thực họ không phân chỉ có mấy người biết chữ quốc-ngữ thì cho cách phân biệt ấy là một cách cuả người có học. Sự này tôi đã có ý nghiệm từ Thanh-hoáhóa vô tới Quảng-nam và ở Sài-gòn.
 
Còn như chữ ''s'' với chữ ''x'' thì cũng vậy. Ngoài Bắc với trong Trung-kỳ thực không phân. Còn Nam-kỳ thì bảo chữ ''s'' phải đọc uốn lưỡi như chữ ''ch'' tây, còn chữ ''x'' thì đọc như chữ ''s'' tây.
 
Chữ ''gi'' chữ ''d'', chữ ''r'' thì ở Bắc-kỳ ta không phân, còn ở Nam-kỳ và Trung-kỳ phân biệt được chắc chữ ''r'' mà thôi, còn ''d'' với ''gi'' cũng đọc như chữ ''y''<ref>Đáng lẽ phải là d hay gi thì đúng hơn</ref>, mà không mấy người biết chắc được tiếng nào đáng viết ''d'' hay ''gi''.
 
Xét ra những cách phân biệt đó, tuy là có quốc-ngữ rồi mới sinh ra, (trừ ra chữ ''r'' thì nguyên bao giờ Trung-kỳ với Nam-kỳ cũng vẫn có) nhưng mà tưởng những cách phân-biệt ấy cũng làm cho tiếng an-nam thêm rõ ra được một đôi chút. Bây giờ ta cứ cho như vốn vẫn có cũng chẳng sao, mà những người dùng chữ quốc-ngữ sau cũng nên theo người dùng chữ quốc-ngữ trước.
Dòng 46:
Trong vần Nam-kỳ có mấy vần ngoài Bắc ta không có, như vần ''uơ'' (thuở) ''uơi'' (thuới) ''uơn'' (nguơn) ''uơt'' (duợt y). Ngoài ta thì bốn tiếng ấy đọc và viết ''thủa, thoái, nguyên, duyệt''.
 
Vì chữ quốc-ngữ ở Nam-kỳ trước lại còn khuyết mất mấy vần đáng lẽ quốc-ngữ có đủ mà hoáhóa ra không có. Như tiếng ''bong'' (chuông kêu) đáng lẽ viết ''bong'', mà hoáhóa ra không được vì ''bong'' đọc là bong (vần ''phong''). Chính lẽ thì ''bong'' là bong–ra phải viết ''bonh'', mà bong thì là tiếng chuông kêu; ''ông'' đáng lẽ phải viết ''ônh''. ''Ong'' thì đọc phải lẽ.
 
Đó là mấy nơi khuyết tưởng nên nhớ mà đợi khi nào có dịp thì sửa đi.
Dòng 52:
Dịp ấy là dịp nào, không ai nói được.
 
{{văn|canh lề=right|V.<ref>Chữ ký tắt của cụ Nguyễn Văn Vĩnh</ref>}}
}}
 
{{chú thích cuối trang}}
[[Thể loại:Phóng sự]]