Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tặng vợ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
←Trang mới: “{{đầu đề | tựa đề = '''Tặng vợ''' | tác giả = Nguyễn Hữu Huân | dịch giả = | năm = | phần = | trước = | s…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 21:04, ngày 1 tháng 4 năm 2010

Tặng vợ
của Nguyễn Hữu Huân

Khi tác giả bị Pháp bắt giam ở An Giang, vợ ông là bà Lê Thị Lộc đã lặn lội đi đến nơi đó để đầu đơn xin tha cho chồng. Được tin, ông xúc động làm ra hai bài thơ này (lúc đó, ông đã bị giải lên giam ở Sài Gòn).

Tặng vợ
1. Xem qua thư gửi rất kinh hoàng
Nhi nữ chà chà cũng lớn gan
Đơn bẩm cuối lòn loài bạch quỷ[1],
Sân quỳ vất vả phận hồng nhan
Bán mình đâu nệ phiền lòng sắt,
Chuộc tội thà xin trọn nghĩa vàng
Tiết khí dưới trần coi ít mặt,
Cang thường càng chuộng gánh giang san.
 
2. Đã sanh làm gái vẹn theo chồng
Hóa đá kìa ai cũng đứng trông
Vận rốt[2] kể gì cơn gió bụi,
Đạo hằng[3] hãy trọn với non sông.
Cửa gai[4] hiu hắt sương in mặt,
Trướng vải lôi thôi nguyệt tỏ lòng.
Tan hợp dẫu rằng cơ tạo hóa
Liễu bồ[5] ướm thử lúc trời đông[6].

   




Chú thích

  1. Bạch quỷ: ở câu này dùng chỉ quân Pháp.
  2. Vận rốt: dịch từ chữ "mạt vận".
  3. Đạo hằng: đạo lý mà mọi người đều thừa nhận và làm theo.
  4. Cửa gai: dịch chữ "sài môn", chỉ cảnh nhà nghèo.
  5. Liễu bồ: tức cây liễu và cỏ bồ, thường dùng để ví với người phụ nữ.
  6. Nguồn: Nguyễn Hữu Huân: nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ bất khuất. Sách do nhóm tác giả: Phạm Thiều-Cao Tự Thanh-Lê Minh Đức biên soạn (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1986, tr. 90-91). Đầu đề cũng do nhóm tác giả này đặt.

 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.