Trợ giúp:Văn bản hành chính

Trợ giúp:Nội dung Văn bản hành chính
Văn bản hành chính, được định nghĩa tại Điều 2(4) Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, là các văn bản có tính chấp lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn bản đó.

Các tác phẩm phải được ghi thẻ bằng một bản mẫu chỉ rõ tình trạng bản quyền của nó là phù hợp với quy định về bản quyền của Wikisource. Xem Wikisource:Thẻ bản quyền để biết danh sách các bản mẫu dành cho các tác phẩm không phải là văn bản hành chính.

Nhiều văn bản hành chính được xem là sắc lệnh của chính phủ, và không có bản quyền tại Hoa Kỳ. Wikisource có một bản mẫu chung dành cho các trang thỏa mãn tiêu chí này, tuy nhiên nên dùng một bản mẫu cụ thể hơn để thông báo cho độc giả rằng văn bản hành chính cũng thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc.

Giấy phép phổ quát sửa

Nhiều văn bản hành chính được xem là sắc lệnh của chính phủ, và không có bản quyền tại Hoa Kỳ. Wikisource có một bản mẫu chung dành cho các trang thỏa mãn tiêu chí này, tuy nhiên đối với các tác phẩm nước ngoài, pháp luật bản địa cũng cần phải được nghiên cứu để xác định xem văn bản hành chính có thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc hay không.

{{PVCC-Sắc lệnh CP}}
Thể loại:PVCC-Sắc lệnh CP
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó là một sắc lệnh của chính phủ, địa phương hoặc nước ngoài. Xem § 313.6(C)(2) của Bản trích yếu III: Thực hành Văn phòng Bản quyền. Các tài liệu này bao gồm "đạo luật lập pháp, phán quyết của tòa án, quyết định hành chính, pháp lệnh công cộng, và các văn bản pháp lý chính thức tương tự" cũng như "bất kỳ bản dịch nào do nhân viên chính phủ thực hiện khi đang làm nhiệm vụ chính thức".

Các tài liệu này không bao gồm các tác phẩm của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Quốc, hoặc bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của Liên Hiệp Quốc. Xem Bản trích yếu III § 313.6(C)(2) và 17 U.S.C. 104(b)(5).


 
Một sắc lệnh của chính phủ không phải Hoa Kỳ có thể vẫn có bản quyền ở bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như {{PVCC-trong-CP Hoa Kỳ}}, Thực hành Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ ở trên không ngăn cản việc các tiểu bang Hoa Kỳ hoặc các địa phương giữ bản quyền ở nước ngoài, tùy theo luật bản quyền nước ngoài và quy định tư pháp.
 

Tổ chức sửa

Hội Quốc Liên sửa

{{PVCC-HQL}}
 

Tác phẩm này được lấy từ một tài liệu chính thức của Hội Quốc Liên. Tài sản của Hội Quốc Liên đã được chuyển giao cho Liên Hiệp Quốc khi Hội giải thể vào năm 1946. Chính sách của Liên Hiệp Quốc quy định hầu hết các văn bản đều thuộc phạm vi công cộng nhằm mục đích phổ biến "ngày càng rộng rãi các ý tưởng (nếu có) trong các ấn phẩm của Liên Hiệp Quốc".

Căn cứ vào văn bản Administrative Instruction ST/AI/189/Add.9/Rev.2 của Liên Hiệp Quốc bằng tiếng Anh, các tác phẩm sau đây thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới:

  1. Các biên bản chính thức (biên bản hội nghị, biên bản theo đúng nguyên văn và bản tóm tắt, ...)
  2. Các tài liệu của Liên Hiệp Quốc có kèm theo biểu tượng Liên Hiệp Quốc
  3. Các tư liệu thông tin công cộng được thiết kế chủ yếu nhằm thông tin cho công chúng về hoạt động của Liên Hiệp Quốc (không bao gồm các tư liệu thông tin công cộng được dùng để bán, nếu thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ do bản quyền không được gia hạn hoặc không có thông báo bản quyền, hãy sử dụng {{PVCC-Hoa Kỳ-không-gia hạn}} hoặc {{PVCC-Hoa Kỳ-không-thông báo}}) thay thế.
 

Liên Hiệp Quốc sửa

{{PVCC-LHQ}}
 

Tác phẩm này được lấy từ một tài liệu chính thức của Liên Hiệp Quốc. Chính sách của tổ chức này quy định hầu hết các văn bản đều thuộc phạm vi công cộng nhằm mục đích phổ biến "ngày càng rộng rãi các ý tưởng (nếu có) trong các ấn phẩm của Liên Hiệp Quốc".

Căn cứ vào văn bản Administrative Instruction ST/AI/189/Add.9/Rev.2 của Liên Hiệp Quốc bằng tiếng Anh, các tác phẩm sau đây thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới:

  1. Các biên bản chính thức (biên bản hội nghị, biên bản theo đúng nguyên văn và bản tóm tắt, ...)
  2. Các tài liệu của Liên Hiệp Quốc có kèm theo biểu tượng Liên Hiệp Quốc
  3. Các tư liệu thông tin công cộng được thiết kế chủ yếu nhằm thông tin cho công chúng về hoạt động của Liên Hiệp Quốc (không bao gồm các tư liệu thông tin công cộng được dùng để bán).
 


Quốc gia sửa

Trung Quốc sửa

{{PVCC-TQ-miễn trừ}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được miễn trừ theo Điều 5 của Luật Bản quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các tác phẩm được miễn bảo hộ bảo quyền bao gồm các văn bản của chính phủ Trung Quốc, các văn bản tư pháp và các bản dịch chính thức của chúng; tin tức thời sự (sự kiện thuần túy trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tạp chí, phát thanh và truyền hình theo Điều 5 Quy định thực hiện Luật Bản quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), cùng với lịch, bảng số, các mẫu thông dụng khác và công thức.

 

Đức sửa

{{PVCC-CP Đức}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng theo luật bản quyền Đức vì nó là một phần của một đạo luật, pháp lệnh, nghị định hoặc phán quyết chính thức (tác phẩm chính thức) được công bố bởi một cơ quan hoặc tòa án có thẩm quyền Liên bang hoặc tiểu bang ở Đức (§ 5 Abs.1 UrhG).

Các bản dịch của bên thứ ba không được cấp giấy phép này.

 

Nhật Bản sửa

{{PVCC-CPNB}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng, không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Điều 13 Luật Bản quyền Nhật Bản. Điều 13 qui định sẽ không cấp bản quyền cho một công trình thuộc một trong các thể loại sau:

  1. Hiến pháp, pháp luật và điều lệ khác;
  2. thông báo công khai, hướng dẫn, thông tư và các văn bản tương tự ban hành bởi các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương;
  3. bản án, quyết định, mệnh lệnh, nghị định của tòa án, cũng như phán quyết và bản án được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ trong thủ tục tố tụng có tính chất gần tư pháp;
  4. bản dịch và bản biên soạn được phụ trách bởi các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức công cộng địa phương, cơ quan hành chính độc lập hoặc cơ quan hành chính độc lập địa phương của [bất kỳ] tài liệu được liệt kê trong ba mục trước.
 

Triều Tiên sửa

{{PVCC-CP Triều Tiên}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng bởi vì nó không được bảo hộ bản quyền theo Điều 12 Luật Bản quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Điều 12 (Loại trừ)
Các tài liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, thông tin thời sự hoặc dữ liệu thông tin không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền trừ khi được sử dụng cho mục đích thương mại.[1]

 


Hàn Quốc sửa

{{PVCC-CP Hàn Quốc}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó không được bảo hộ bản quyền, theo Điều 7 Luật Bản quyền Hàn Quốc. Những tác phẩm này bao gồm:

  1. Hiến pháp, luật, hiệp ước, nghị định, pháp lệnh và quy định;
  2. Thông báo, thông báo công khai, hướng dẫn và những tài liệu tương tự do nhà nước hoặc chính quyền địa phương ban hành;
  3. Bản án, phán quyết, mệnh lệnh hoặc quyết định của tòa án cũng như các phán quyết và quyết định trong các thủ tục tố tụng hành chính hoặc các thủ tục tương tự;
  4. Bản tổng hợp hoặc bản dịch của các tác phẩm được đề cập từ khoản 1 đến khoản 3 do nhà nước hoặc chính quyền địa phương thực hiện; và
  5. Bản tin thời sự truyền tải sự thật đơn giản và truyền tải âm thanh kỹ thuật số
 

Macao sửa

{{PVCC-CP Macao}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được miễn trừ theo Điều 6 Luật Bản quyền Macao. Các tác phẩm được miễn trừ bao gồm các tác phẩm chính thức của chính phủ và các bản dịch của chúng, và cho phép sử dụng tự do các tác phẩm đó nếu chúng có bản quyền.

 

Namibia sửa

{{PVCC-CP Namibia}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được tạo ra và xuất bản lần đầu tiên ở Namibia và nó là một tác phẩm mang tính chất lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, hoặc một bản dịch chính thức của chúng.

Theo Luật Bảo hộ Bản quyền và các quyền liên quan, 1994, Mục 15 phần (8), "Không có bản quyền đối với văn bản chính thức của các tác phẩm mang tính chất lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, hoặc các bản dịch chính thức của chúng."


Vì là một sắc lệnh của chính phủ, nó cũng thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ.

 


Nga sửa

{{PVCC-Nga-miễn trừ}}
 

Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006.

Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền

Khoản 5

Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.

Khoản 6

Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tính lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).

Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.

Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).

Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.

 


Nam Phi sửa

{{PVCC-CP Nam Phi}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được tạo ra và xuất bản lần đầu tiên ở Nam Phi và nó là một văn bản chính thức mang tính chất lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, hoặc bản dịch của văn bản đó.

Theo Luật Bản quyền năm 1978, § 12 (8) (a), "Không có bản quyền đối với các văn bản chính thức mang tính chất lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, hoặc các bản dịch chính thức của các văn bản đó."


Vì là một sắc lệnh của chính phủ, nó cũng thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ.

 

Thụy Điển sửa

{{PVCC-CP Thụy Điển}}
 

Tác phẩm này không có bản quyền và thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì nó là tác phẩm của Chính phủ Thụy Điển và là:

  1. Luật và quy định khác,
  2. Quyết định của cơ quan công quyền,
  3. Báo cáo của cơ quan công quyền Thụy Điển,
  4. Bản dịch chính thức của các văn bản trên.

 
Lưu ý rằng Luật Bản quyền Thụy Điển vẫn áp dụng đối với các đối tượng sau, có thể là một phần của các tác phẩm chính phủ:
  1. bản đồ,
  2. tác phẩm đồ họa, hội họa, điêu khắc,
  3. tác phẩm âm nhạc, hoặc
  4. thơ ca.
 


Đài Loan sửa

{{PVCC-ĐL-miễn trừ}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì nó được miễn trừ theo Điều 9 Luật Bản quyền Trung Hoa Dân Quốc (có hiệu lực trong "Khu vực Tự do"). Các tác phẩm được miễn trừ bản quyền bao gồm mọi văn bản của chính phủ, văn bản và bản dịch chính thức, kể cả tin tức, diễn văn, pháp luật và tài liệu; các thông cáo tin tức truyền miệng hoặc thành văn chỉ nhằm mục địch truyền đạt sự kiện, câu hỏi kiểm tra trong các kỳ thi theo quy định của pháp luật, khẩu hiệu và biểu tượng chung, điều khoản, công thức, bảng số, mẫu, sổ sách hoặc niên giám.

 

Anh sửa

{{PVCC-CP Anh}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì nó được tạo ra bởi một cơ quan công cộng của Hoàng gia Anh và được xuất bản với mục đích thương mại trước năm 1974.

Xem Bản quyền Hoàng gia đối với các tác phẩm nghệ thuật, Bản quyền Hoàng gia đối với các tác phẩm phi nghệ thuậtDanh sách các cơ quan công cộng của Hoàng gia Anh.

 

Hoa Kỳ sửa

Giấy phép sau chỉ được dùng cho các tác phẩm của Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ
Thể loại:PVCC-CP Hoa Kỳ
{{PVCC-CP Hoa Kỳ}}
 
 
Đối với các sắc lệnh của chính quyền tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ, hãy dùng {{PVCC-Sắc lệnh CP}}

Việt Nam sửa

Thể loại:PVCC-CPVN
{{PVCC-CPVN}}
 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".