Ông già với ba người còn trẻ

Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ  (1886)  của Jean de La Fontaine, do Trương Minh Ký dịch
Ông già với ba người còn trẻ

Người tám mươi tuổi trồng cây. Ba đứa trai, con hàng xóm nó rằng: cất nhà thì còn có lý! Mà tuổi chừng ấy đi trồng cây chắc hưởng được đâu! Chắc ông ấy lẫn lộ. “Nói cho có thánh thần ông ra công khó làm vậy mà được ích lợi chi; Phải ông được già cả bằng người thượng cổ thì mới hưởng được. Làm chi cho cực thân lo lắng những việc ngày sau ông không còn ở đời nầy? Một lo ăn năn về những việc ông đã lầm lỗi mà thôi; nào còn ước trông làm việc xa vời làm chi nữa, những việc như vậy để cho chúng tôi làm mới phải cho. — Ông già đáp rằng: cho bây cũng không phải. Việc chi lập thành muộn rồi, chẳng hưởng được bao lâu. Bây với tao biết ai sống ai chết, mạng lý chẳng chừng. Số ta vắn vỏi; dễ đâu biết được ai còn lại đời nầy sau hết. Có lúc nào cho bây chắc đặng một phút chăng? Cháu chắc tao sẽ nhờ lấy bóng mát cây tao trồng đây. Ấy vậy! Bây cấm người hiền ngỏ ra công làm cho thiên hạ vui lòng sao? Ấy đó là huê lợi tao hưởng ngày nay: tao hưởng đặng mai nầy và đôi bữa nữa; hoặc tao đếm đặng hừng đông không biết mấy phen trên mồ mả bây.” Ông già nói phải: có một đứa đi qua Amérique, chết chìm hồi ra cửa biển, một đứa nữa muốn lên chức lớn, ra giúp nước đi đánh giặc, chết chẳng hay một đều; thằng thứ ba té cây, bổn thân muốn chiếc cây ấy; ông già nầy khóc bầy trẻ ấy, ông ấy khắc trên đá gấm đều mới thuật đó.