Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/212

Trang này cần phải được hiệu đính.
192
VĂN XUÔI KIM

Dù có dù không, dù còn dù hết, chẳng lấy gì làm quan-tâm cho lắm, song nghĩ đến các cảnh tượng đó thì không sao mà nguôi được tấm lòng thổn thức về cuộc tang-thương 6!

Đang khi bồi-hồi ngơ-ngẩn thì trời ào ào như sắp đổ cơn mưa, vội vàng đẩy thuyền về nghỉ. Về đến nhà, cởi áo đi ngủ, suốt đêm mơ-mơ màng-màng, như vẫn còn linh-đinh trên mặt hồ!

(Đông-Dương tạp-chí)

CHÚ THÍCH — 1. Xem bài tiểu-dẫn ở tr. 12 — 2. Chùa Trấn-quốc ở cạnh Tây-hồ, phong cảnh cũng đẹp, xưa vua Lê chúa Trịnh thường ngự ra chơi. — 3 Tục truyền hồ Tây xưa là một trái núi đá có con yêu cáo trắng ở, sau vua Thủy-tế dưng nước lên bắt cáo thì núi ấy xụt xuống thành đầm. — 4. Truyền rằng bà Trưng đánh nhau với Mã-Viện ở hồ Lãng-bạc (tên cũ của hồ Tây). — 5. Tục truyền khi ông Khổng-Lồ đúc một quả chuông lớn tại núi Phao-sơn về tỉnh Bắc-ninh đánh thử ba tiếng, có con trâu vàng tự bên Tàu tưởng là tiếng mẹ gọi (kêu) chạy sang vùng-vẫy hóa vực sâu. — 6. Xem câu chú-thích (3) ở tr. 67.

PHẠM-QUỲNH 范 瓊

122 — QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA NGƯỜI TA NGƯỜI TÀU

Trong các lối thơ ta có lối Đường-luật (8 câu 7 chữ) là thịnh-hành hơn cả, vậy ta nên xét qua cái « tâm-lý » của lối thơ ấy. Nói « tâm-lý » tất có người lấy làm lạ mà hỏi: sao lối thơ văn cũng có « tâm-lý » được? Xin đáp rằng: thực như thế. Bao nhiêu người làm thơ cùng theo một lối, lấy lối ấy làm hay làm tiện, đủ hình dung diễn-xuất được sự cảm-giác, cái tình-tự của mình, thì lối thơ ấy với cái tính-tình người làm thơ tất có một sự quan-hệ gì không phải là không; nghiên-cứu sự quan-hệ ấy, tức là xét cái « tâm-lý » của lối thơ, vì nhân đấy mà biết được tính-tình chung của các người làm thơ cùng dùng một lối ấy. Như lối Đường-luật 8 câu 7 chữ chia ra làm bốn phần: hai câu 1-2 là câu