đ) Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
e) Tài liệu khác (nếu có).
3. Dự thảo nghị định phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép ban hành nghị định.
5. Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 96. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị định
Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự sau đây:
1. Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo nghị định;
2. Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
3. Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận;
4. Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
5. Chính phủ thảo luận.
Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ;
6. Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định.
Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua;
7. Thủ tướng Chính phủ ký nghị định.
Mục 3
XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điều 97. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ