TẬP HIỀN VIỆN, 集賢院

conseil impérial
(Chargé de lire et d’expliquer les textes au Souverain.)

Triều đình đặt ra có Kinh diên giáng quan, dùng quan văn nhứt nhì phẩm 2 ông, phòng khi thanh khoản, giảng đọc kinh sử, tiềm cho ra nghĩa lý, lại khi có triệu đối[1], để mà đàm luận về phép cai trị, cho biết việc cổ kim đắc thất, xét việc dân cho tới chỗ u ẩn.

Còn Kinh diên nhựt giảng quan, 經筵日講官[2] cũng dùng quan văn 6 ông, từ nhì, tam phẩm sấp lên; có Tập hiền viện, Thị độc, Thị giảng học sĩ 4 ông; Thị độc, Thừa chỉ 4 ông; trước tác, tu soạn 4; đều lảnh làm Kinh diên khởi cứ chú, 經筵起居注 nghĩa là lảnh biên ký về việc Vua cư xử làm sao; dưới có bút thiếp thức nghĩa là người viết chữ hay, dùng từ thất, bát, cửu phẩm 4 người.


   




Chú thích

  1. Nghĩa là vua đòi hỏi mà phải tâu gởi lại.
  2. Nghĩa là quan giảng sách hằng ngày tại đền Kinh diên.